Gỗ lũa là gì? Ứng dụng của gỗ lũa trong thiết kế nội thất?

Gỗ lũa là gì? Ứng dụng của gỗ lũa trong thiết kế nội thất? Lưu ý khi mua nội thất gỗ lũa?

Nội dung chính

    Gỗ lũa là gì?

    Gỗ lũa là phần lõi còn sót lại của các cây cổ thụ trong tự nhiên khi chết đi đã trải qua quá trình bào mòn của thiên nhiên chỉ còn lại phần lõi cứng bên trong.

    Với các loại cây gỗ thông thường nếu chịu tác động từ thiên nhiên sẽ mục nát, nên để có gỗ lũa thì thường sẽ là những loại cây gỗ quý hiếm, có tỷ trọng lớn như: gỗ trắc, gỗ lim, gỗ mun…

    Gỗ lũa thường được tìm thấy dưới các lòng sống, suối khi cây to bị bài mòn bởi dòng nước chảy. Do sự tác động của thiên nhiên mà những phần gỗ lũa này có nhiều hình dáng khác nhau, độc đáo vô cùng.

    Bởi quá trình hình thành đặc biệt như vậy mà gỗ lũa có những ưu điểm nổi bật về độ cứng, không bị mối mọt và bất tử trước các yếu tố thời tiết tự nhiên. Bên cạnh đó gỗ lũa có hình thù rất đặc sắc, những thế gỗ rất độc và mang vẻ đẹp riêng biệt.

    Gỗ lũa là gì? Ứng dụng của gỗ lũa trong thiết kế nội thất?

    Gỗ lũa là gì? Ứng dụng của gỗ lũa trong thiết kế nội thất? (Hình ảnh Internet)

    Ứng dụng của gỗ lũa trong thiết kế nội thất?

    (1) Bàn ghế từ gỗ lũa

    Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của gỗ lũa trong thiết kế nội thất là việc chế tác bàn ghế. Các bộ bàn ghế từ gỗ lũa mang hình dáng tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp độc đáo cho không gian.

    Những chiếc bàn trà hay bàn ăn từ gỗ lũa không chỉ bền mà còn rất ấn tượng, trở thành điểm nhấn nổi bật trong mỗi căn phòng.

    (2) Đồ mỹ nghệ từ gỗ lũa

    Gỗ lũa không chỉ được dùng làm đồ nội thất lớn mà còn được chế tác thành các món đồ trang trí nghệ thuật. Từ những tác phẩm điêu khắc tinh xảo đến những vật trang trí nhỏ, gỗ lũa mang lại sự độc đáo và giá trị thẩm mỹ cao.

    Các món đồ trang trí này thường được trưng bày trong nhà, trên bàn làm việc hay thậm chí trong xe ô tô.

    (3) Điêu khắc tượng phật

    Gỗ lũa có độ bền cao và vân gỗ đẹp, vì vậy nó rất thích hợp để điêu khắc các tượng phật. Những bức tượng phật làm từ gỗ lũa không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn mang giá trị tâm linh lớn.

    Các tượng phật như phật di lặc, quan âm bồ tát và những tác phẩm tôn giáo khác từ gỗ lũa hiện nay vẫn được trưng bày tại nhiều ngôi chùa nổi tiếng.

    (4) Trang trí bể thủy sinh

    Một ứng dụng thú vị khác của gỗ lũa là trang trí bể thủy sinh. Các khối gỗ lũa, đặc biệt là phần rễ được sử dụng để tạo điểm nhấn cho bể cá, tạo nên một không gian sống động và huyền bí.

    Tuy nhiên, trước khi đưa vào bể, gỗ lũa cần phải được xử lý kỹ lưỡng để tránh tác động xấu đến môi trường nước và sinh vật trong bể.

    Lưu ý khi mua nội thất gỗ lũa?

    (1) Xác minh nguồn gốc gỗ

    Vì gỗ lũa có giá trị cao nên việc lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng là điều rất quan trọng. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm gỗ lũa có nguồn gốc bền vững và hợp pháp để tránh việc khai thác gỗ trái phép, đồng thời bảo vệ môi trường.

    (2) Đảm bảo chất lượng sản phẩm

    Gỗ lũa nổi tiếng về độ bền và tính thẩm mỹ nhưng không phải tất cả sản phẩm từ loại gỗ này đều có chất lượng tốt. Khi chọn mua, hãy kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm, xem xét các chi tiết chế tác và đảm bảo rằng sản phẩm có độ bền cao và được hoàn thiện một cách tỉ mỉ.

    (3) Xác định ngân sách

    Do gỗ lũa là một loại gỗ quý hiếm, giá của sản phẩm từ gỗ lũa có thể khá cao. Trước khi quyết định mua, bạn nên xác định rõ ngân sách để lựa chọn những món đồ phù hợp mà không vượt quá khả năng tài chính của mình.

    (4) Chọn sản phẩm phù hợp với không gian nội thất

    Gỗ lũa có thể dễ dàng hòa nhập vào nhiều phong cách trang trí khác nhau từ cổ điển đến hiện đại. Tuy nhiên, trước khi mua, bạn cần đảm bảo rằng các món đồ gỗ lũa sẽ phù hợp với không gian và phong cách nội thất của bạn, tránh làm mất cân đối cho không gian.

    (5) Bảo dưỡng đúng cách

    Để giữ cho nội thất gỗ lũa luôn bền đẹp, việc bảo dưỡng là rất cần thiết. Hãy tìm hiểu kỹ về cách bảo quản và vệ sinh gỗ lũa để nó không bị hư hỏng theo thời gian. Sử dụng các dung dịch bảo vệ gỗ chuyên dụng và tránh để gỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu hoặc nơi có độ ẩm cao.

    saved-content
    unsaved-content
    23
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT