Ưu và nhược điểm của gạch trồng cỏ? Cách lát gạch trồng cỏ đúng tiêu chuẩn

Nhờ vào sự kết hợp giữa tính năng và tính thẩm mỹ, gạch trồng cỏ trở thành lựa chọn lý tưởng cho các công trình muốn tạo ra không gian xanh, đẹp mắt và gần gũi với thiên nhiên.

Nội dung chính

    Gạch trồng cỏ là gì?

    Gạch trồng cỏ là loại gạch đặc biệt được thiết kế để lắp đặt trong các không gian ngoại thất, giúp tạo ra các bề mặt vừa có thể chịu lực vừa cho phép cỏ hoặc các loại cây nhỏ phát triển qua các khe hở trên bề mặt gạch. Loại gạch này thường được làm từ bê tông, gạch nung hoặc các vật liệu khác có độ bền cao.

    Gạch trồng cỏ có thiết kế với các ô vuông hoặc khe hở trên bề mặt, cho phép cỏ, cây xanh hoặc các loài thực vật khác phát triển qua những khoảng trống này.

    Ưu và nhược điểm của gạch trồng cỏ? Cách lát gạch trồng cỏ đúng tiêu chuẩn

    Ưu và nhược điểm của gạch trồng cỏ? Cách lát gạch trồng cỏ đúng tiêu chuẩn (Hình từ Internet)

    Ưu và nhược điểm của gạch trồng cỏ?

    (1) Ưu điểm của gạch trồng cỏ

    - Tiết kiệm nước và chống ngập úng: Gạch trồng cỏ giúp giảm thiểu hiện tượng thoát nước bề mặt và hấp thụ nước mưa tốt hơn so với các loại gạch thông thường. Điều này giúp ngăn ngừa ngập úng và giảm tải cho hệ thống thoát nước, đồng thời hỗ trợ việc giữ ẩm cho đất.

    - Chịu lực tốt và bền bỉ: Gạch trồng cỏ có khả năng chịu lực tốt, có thể sử dụng cho các khu vực có lưu lượng giao thông cao như lối đi bộ, sân xe hoặc bãi đậu xe mà vẫn đảm bảo độ bền lâu dài.

    - Bảo vệ đất và chống xói mòn: Gạch trồng cỏ giúp giữ đất ổn định, ngăn ngừa tình trạng xói mòn và tạo ra một lớp bảo vệ đất tự nhiên, giúp duy trì chất lượng đất trong các khu vực ngoài trời.

    - Tính thẩm mỹ: Gạch trồng cỏ có thể được sử dụng để tạo các đường nét, hình khối hoặc họa tiết độc đáo trong sân vườn, tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian ngoài trời. Khi được thiết kế hợp lý, nó giúp tôn lên vẻ đẹp tổng thể của khu vực.

    (2) Nhược điểm của gạch trồng cỏ

    - Chi phí cao: Gạch trồng cỏ có chi phí cao hơn so với các loại gạch thông thường, đặc biệt khi cần phải lắp đặt cho các khu vực rộng lớn. Chi phí này có thể là một yếu tố cần cân nhắc đối với các công trình ngoài trời có ngân sách hạn chế.

    - Bề mặt của gạch trồng cỏ không hoàn toàn bằng phẳng, vì có khe hở cho phép cây cỏ phát triển. Điều này có thể tạo cảm giác không thoải mái hoặc khó đi lại, đặc biệt nếu cỏ không mọc đều hoặc gạch bị lún.

    Cách lát gạch trồng cỏ đúng tiêu chuẩn

    Gạch trồng cỏ là lựa chọn phổ biến trong các công trình ngoài trời như sân vườn, lối đi, và bãi đỗ xe nhờ khả năng thoát nước, tính thẩm mỹ và thân thiện với môi trường. Dưới đây là các bước lát gạch trồng cỏ đúng kỹ thuật để đảm bảo công trình bền đẹp và hiệu quả:

    Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

    - Dọn dẹp mặt bằng: Loại bỏ hết rác, đất yếu và các chướng ngại vật để tạo một nền sạch.

    - San phẳng và đầm nén: Sử dụng máy đầm hoặc đầm tay để làm phẳng và chắc nền đất, giảm nguy cơ lún sụt.

    - Làm ẩm đất nền và đào bề mặt đất sâu khoảng 15cm

    Bước 2: Rải một lớp xi măng trên nền đất với độ dày khoảng 7,5cm. Sau đó thi công lát gạch bằng cách lát liên tiếp 6 viên gạch 1 lần. Lưu ý nên dùng thanh gỗ để chỉnh độ thẳng theo gạch.

    Bước 3: Trộn vữa theo tỉ lệ 3 cát : 1 xi măng rồi tiến hành dùng búa cao su nén chặt các góc cạnh nhằm làm tăng độ bám của gạch với đất.

    Bước 4: Kiểm tra và trải đều vữa vào các khe nối giữa các viên gạch và xem xét độ bám của gạch.

    Bước 5: Quét dọn sạch bụi bẩn, vữa bám trên bề mặt gạch trồng có. Sau khi lát, kiểm tra xem gạch có bị xô lệch hay không, cỏ có phát triển đều không. Cắt tỉa cỏ định kỳ để giữ vẻ đẹp và độ phẳng của bề mặt. Tưới nước thường xuyên và bón phân nếu cần.

    saved-content
    unsaved-content
    32
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT