Loading


Chiêu trò lừa đảo khi thuê phòng trọ: Đừng để mình trở thành nạn nhân! Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng cho thuê nhà, phòng trọ

Tìm kiếm một phòng trọ ưng ý không hề dễ dàng và việc ký kết hợp đồng thuê nhà lại càng cần cẩn trọng. Đừng để những chiêu trò lừa đảo khi thuê phòng trọ khiến bạn mất tiền oan.

Nội dung chính

    Chiêu trò lừa đảo khi thuê phòng trọ: Đừng để mình trở thành nạn nhân!

    (1) Lừa tiền cọc bằng hợp đồng

    Lừa tiền cọc bằng hợp đồng khi thuê trọ là một trong những chiêu trò phổ biến mà những kẻ lừa đảo cho thuê phòng trọ thường áp dụng để lừa đảo những người cần thuê nhà.

    Kẻ lừa đảo cho thuê phòng trọ thường sử dụng hợp đồng thuê nhà giả mạo, khi đó họ giả danh là chủ sở hữu của căn nhà và yêu cầu người thuê ký kết. Hợp đồng này thường có điều khoản yêu cầu người thuê phải đặt cọc một khoản tiền lớn trước khi di chuyển vào nhà. Nhưng vì nhu cầu cấp bách tìm nhà, người thuê có thể cảm thấy áp đặt và sẵn lòng đặt cọc ngay lập tức mà không cần xem xét kỹ lưỡng hoặc tham khảo ý kiến của người thân.

    Nhiều người thuê nhà thường chủ quan, bỏ qua việc kiểm tra kỹ lưỡng thông tin chủ nhà và tính pháp lý của hợp đồng. Điều này vô tình tạo cơ hội cho các đối tượng xấu lợi dụng, dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo. Thực tế cho thấy, khi gặp phải hợp đồng giả mạo, việc khôi phục quyền lợi của người thuê gặp rất nhiều khó khăn và mất thời gian, thậm chí kẻ lừa đảo còn có thể "biến mất" cùng số tiền cọc.

    (2) Cố tình tạo ra những chi phí phát sinh vô lý

    Nhiều sinh viên đã phải đối mặt với chiêu trò lừa đảo cho thuê phòng trọ, đặc biệt là những người thiếu kiến thức và không đọc kỹ hợp đồng thuê nhà. Ban đầu, chủ nhà thường đưa ra giá thuê hấp dẫn, các chi phí hàng tháng hợp lý và các dịch vụ như tính tiền điện nước như hộ dân, gửi xe miễn phí.

    Tuy nhiên, sau vài tuần ở, người cho thuê sẽ thông báo rằng giá điện nước đã tăng và yêu cầu bạn phải đóng thêm. Số tiền này thường không nhỏ, có thể lên đến 2-3 lần so với chi phí “ban đầu” hứa hẹn. Mức phí đòi thêm quá cao khiến bạn không thể chấp nhận và buộc phải tìm nơi ở mới mà không thể lấy lại tiền đặt cọc, thậm chí còn phải đền bù theo hợp đồng.

    (3) Giả danh tìm bạn ở ghép

    Tận dụng nỗi sợ của người đi thuê phòng trọ về việc tốn kém, kẻ lừa đảo cho thuê phòng trọ thường giả danh là người cần ở ghép. Họ lợi dụng những thời điểm mà bạn không cảnh giác để rồi một cách táo tợn lấy đi toàn bộ của cải rồi biến mất một cách “biệt vô âm tích”. Khi mọi việc bị phát hiện, bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra kẻ lừa đảo vì họ đã sử dụng danh tính giả mạo hoặc trì hoãn cung cấp giấy tờ tùy thân.

    (4) “Cò” lừa đảo tiền giới thiệu cho thuê phòng trọ

    Thủ đoạn lừa đảo cho thuê phòng trọ trong việc thu tiền giới thiệu cho thuê đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của những người đi thuê. Các “cò” không trung thực thường đăng tin cho thuê phòng trên mạng và thường tạo ra những tình huống khó chịu khi bạn đến tìm.

    Những kẻ lừa đảo cho thuê phòng trọ thường sử dụng chiêu trò lợi dụng bạn để ép buộc bạn phải đưa khoản tiền giới thiệu trước mới chịu giới thiệu phòng, và họ thường đe dọa nếu bạn từ chối.

    Khi bạn yêu cầu được dẫn đến xem phòng trực tiếp, kẻ lừa đảo cho thuê phòng trọ thường sẽ dùng mưu mẹo để dẫn bạn đến một căn phòng khác hoàn toàn so với những gì được đăng trên tin tức. Căn phòng này thường có giá cả cao hơn đáng kể, nhưng điều kiện lại rất kém và không đáng giá. Với một số lần trải qua trường hợp như vậy, bạn sẽ cảm thấy mất lòng tin và cuối cùng quyết định từ bỏ việc đặt cọc và tìm kiếm phòng ở nơi khác.

    Chiêu trò lừa đảo khi thuê phòng trọ: Đừng để mình trở thành nạn nhân! Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng cho thuê nhà, phòng trọ (Hình ảnh từ internet)

    Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng cho thuê nhà, phòng trọ

    Như chúng ta đã biết: Giao dịch thuê nhà ở là một giao dịch thuê tài sản, theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

    Khi ký kết hợp đồng thuê nhà, phòng trọ mọi người cần phải lưu ý những nội dung sau:

    - Chi tiết giá thuê, áp dụng giá đó trong thời gian bao lâu, đến khi nào sẽ tăng giá (nếu có), tỉ lệ tăng không quá bao nhiêu phần trăm. Mọi người nắm rõ vấn đề này để không bị chủ nhà bắt chẹt, tăng giá thuê bất hợp lý.

    - Kỳ hạn thuê nhà (theo tháng hay theo năm). Theo đó: Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê (Quy định tại Điều132 và Điều 170 Luật nhà ở 2023 )

    - Hợp đồng cần liệt kê đầy đủ thông tin về phí thuê nhà và khác loại phí khác

    - Ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn thuê nhà

    - Điểm cần lưu ý trước ngày kết thúc hợp đồng: ví dụ như thỏa thuận trả lại cọc cho người thuê khi kết thúc hợp đồng

    Những vấn đề liên quan đến “điều khoản phá vỡ hợp đồng”: như 2 bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi nào, nếu không thuộc các trường hợp quy định sẽ bồi thường thiệt hại ra sao

    Bên cạnh đó, hợp đồng phải quy định rõ việc thay đổi công năng, vật dụng, sơn sửa nhà... sẽ do ai chi trả, tránh sau này không ở nữa sẽ bị chủ nhà lấy cớ trừ tiền cọc.

    Cách phòng tránh lừa đảo khi thuê phòng trọ

    (1) Gõ địa chỉ phòng trọ lên Google và xem đánh giá:

    Trên internet ngày nay, có nhiều trang web và nhóm cộng đồng dành cho việc chia sẻ thông tin về các địa chỉ lừa đảo cho thuê phòng trọ không đáng tin cậy để cảnh báo cộng đồng. Đơn giản chỉ cần nhập tên địa chỉ bạn quan tâm vào công cụ tìm kiếm Google, nếu đó là một địa chỉ được biết đến với các hoạt động lừa đảo, có khả năng bạn sẽ tìm thấy các bài viết cảnh báo trên internet.

    Đây là một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả, giúp bạn nhận biết các địa chỉ lừa đảo cho thuê phòng trọ mà không cần phải tốn nhiều công sức để điều tra tận nơi.

    (2) Nắm rõ thông tin cần thiết về chủ nhà:

    Khi tham khảo thông tin về việc thuê phòng trọ trên internet hoặc mạng xã hội, hãy luôn giữ sự cẩn trọng với những thông tin chào mời xuất hiện. Hãy ưu tiên lựa chọn những tin đăng có đầy đủ thông tin, bao gồm địa chỉ chi tiết và số điện thoại liên hệ của chủ nhà.

    Để tìm được nơi ở phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của cộng đồng dân cư trong khu vực nhà trọ. Đi xem phòng cùng người thân hoặc bạn bè cũng là một cách để có được những đánh giá đối với phòng trọ một cách khách quan hơn, đồng thời giúp bạn phòng tránh khỏi những kẻ lừa đảo khi thuê phòng trọ trong quá trình tìm kiếm chỗ ở.

    (3) Đi xem trọ cùng với 2 – 3 người bạn khác:

    Mỗi người có thể nhìn nhận vấn đề từ góc độ khác nhau, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về căn phòng và điều kiện sống trong đó. Họ có thể nhận ra những điểm mà bạn không nhận thấy.Có bạn bè đi cùng giúp bạn có thêm ý kiến đóng góp trong quá trình quyết định thuê phòng. Sự thảo luận và đánh giá chung sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông suốt hơn.

    Đi cùng bạn bè giúp tăng cường an ninh và giảm nguy cơ rơi vào tình huống lừa đảo khi đi xem nhà trọ. Nếu có vấn đề gì xảy ra, bạn cũng có người đồng hành để hỗ trợ.Khi có nhiều người cùng đến xem trọ, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong quá trình đàm phán về giá cả và các điều khoản thuê nhà với chủ nhà.

    (4) Đọc kĩ hợp đồng đặt cọc và cho thuê:

    Thường thì số tiền đặt cọc cho thuê phòng trọ dao động từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với những phòng trọ nhỏ, và tương đương 1-2 tháng tiền thuê đối với những căn hộ vừa và lớn, có nội thất cơ bản.

    Trước khi thanh toán tiền đặt cọc, việc quan trọng là bạn cần phải kiểm tra kỹ thông tin để đảm bảo gặp chính xác chủ nhà. Chỉ nên đặt cọc khi có thỏa thuận rõ ràng được ghi lại trong biên nhận, và tuyệt đối không nên thanh toán nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về dấu hiệu lừa đảo trong việc thuê phòng trọ.

    saved-content
    unsaved-content
    37