Giao dịch chung cư giảm do tình trạng giá chung cư tăng cao

Theo dữ liệu từ Bộ Xây dựng, trong quý II vừa qua, giá chung cư đã tăng 25% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lượng giao dịch chung cư và nhà ở riêng lẻ bằng 72,2% so với quý I, bằng 87,08% so với cùng kỳ năm 2023.

Nội dung chính

    Tình trạng giá chung cư tăng cao và nguyên do

    Trong quý II/2024, giá căn hộ chung cư tăng trung bình 5-6,5% so với quý trước đó và tăng 25% so với cùng kỳ. Nhiều dự án ở Hà Nội có mức tăng có khi tới 20-30%. Còn ở TPHCM, giá rao bán chung cư một số dự án trung cấp tăng 2-5%, một số tăng 10-18%.

    Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - cho rằng nguyên nhân khiến giá chung cư tăng đột biến do khan hiếm nguồn cung. Cung nhỏ hơn cầu nên buộc lòng giá phải tăng lên để bảo đảm sự cân đối. Mặc dù, mức giá tăng có dấu hiệu tác động, tạo thông tin nhiễu loạn từ nhóm đầu cơ tạo cung cầu ảo để đẩy giá trên thị trường mua đi bán lại. Ông cho rằng giá chung cư sẽ có điểm điều chỉnh, nhưng không nhiều.

    Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường. Bên cạnh đó, khách hàng và nhà đầu tư cần phải tỉnh táo, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính và pháp lý đảm bảo. Người mua nhà tuyệt đối không lao theo cơn "sốt", phong trào đám đông.

    Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Bất động sản EZ - cho rằng giai đoạn vừa qua, nhìn toàn bộ thị trường đen tối, riêng phân khúc chung cư vẫn âm thầm tăng giá, đặc biệt ở thị trường Hà Nội. Còn TPHCM, Đà Nẵng giá đã neo cao nên tốc độ tăng giá không thể hiện rõ. "Sau Tết, tôi choáng váng về tốc độ tăng giá chung cư, có vị trí tăng từng ngày. Ví dụ, tại Trung Hòa Nhân Chính, tốc độ tăng giá, với những người làm trong nghề như chúng tôi còn giật mình", ông Toản nói. Theo ông, với tình hình thị trường đang khó khăn, nền kinh tế khó khăn và thu nhập người dân cũng vậy, sự tăng giá này là bất thường. Tuy nhiên, đến nay phân khúc chung cư đã ổn định.

    Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thẳng thắn nhận xét giai đoạn vừa qua giá chung cư tăng bất thường, đặc biệt tại Hà Nội và TPHCM. Ông Đính cho rằng hiện tượng này chắc chắn có sự tác động từ nhóm lợi ích trong khi bối cảnh kinh tế, thị trường cũng như thu nhập của người dân chưa hồi phục. "Giá nhà tăng cao, nhưng giao dịch lại không xuất hiện, đây có thể là chiêu trò nào đó của một nhóm đầu tư có mục đích không trong sáng", ông Đính cho biết.

    Theo ông, những nhóm lợi ích này lợi dụng tình trạng nguồn cung căn hộ chung cư khan hiếm để thực hiện được các chiêu trò thổi giá. Trên thực tế, trong vài năm gần đây không có hoặc rất ít dự án mới được phê duyệt cấp phép đầu tư tại Hà Nội. Các dự án trên thị trường chủ yếu là dự án cũ và được mua đi bán lại. Nguồn cung vừa thiếu vừa kém chất lượng, cấu trúc sản phẩm không phù hợp.

    Giao dịch chung cư giảm do tình trạng giá chung cư tăng cao

    Giao dịch chung cư giảm do tình trạng giá chung cư tăng cao (Hình từ internet)

    Giao dịch chung cư giảm do tình trạng giá chung cư tăng cao

    Theo báo cáo quý II/2024 về nhà ở và thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ ghi nhận 25.885 giao dịch thành công.

    Theo so sánh của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch đất nền đạt 124.991 giao dịch thành công. Cụ thể, lượng giao dịch chung cư và nhà ở riêng lẻ bằng 72,2% so với quý I, bằng 87,08% so với cùng kỳ năm 2023; lượng giao dịch đất nền bằng 127,9% so với quý I năm nay và bằng 185,8% so với cùng kỳ năm 2023.

    Xu hướng giá chung cư sắp tới

    Bộ Xây dựng cho rằng, giá bán chung cư tăng không chỉ ở những dự án mới mở bán mà còn ở nhiều căn hộ cũ, đã được qua sử dụng nhiều năm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng chỉ xảy ra trong một giai đoạn ngắn, đồng thời có dấu hiệu chững lại vào cuối quý do giá đã ở mức cao.

    saved-content
    unsaved-content
    20
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT