Năm ngược dòng hút vốn ngoại của thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường bất động sản tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại? Những cải cách pháp lý tạo nền móng cho thị trường bất động sản Việt Nam?

Nội dung chính

    Thị trường bất động sản tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại?

    Trong năm 2024, thị trường bất động sản tiếp tục đứng thứ hai trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Cụ thể, 11 tháng đầu năm đã ghi nhận gần 5,63 tỷ USD vốn FDI vào bất động sản, chiếm khoảng 18% tổng vốn FDI đăng ký.

    Điều này đánh dấu sự tăng trưởng đáng kể so với tỷ trọng chỉ 5,2% trong cùng kỳ năm trước.

    Không chỉ trong lĩnh vực FDI, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Theo báo cáo từ KPMG, giá trị giao dịch M&A bất động sản trong 9 tháng đầu năm tăng gần 46% so với cùng kỳ, vượt qua mức giảm chung 11,3% của khu vực Đông Nam Á.

    Trong đó, bất động sản chiếm 53% tổng giá trị các giao dịch, với một số thương vụ lớn đến từ các tập đoàn quốc tế hay các nhóm nhà đầu tư nội địa.

    Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bất động sản hấp dẫn nhất khu vực châu Á nhờ dân số trẻ, đô thị hóa mạnh mẽ, cùng sự thiếu hụt nguồn cung ở các phân khúc chủ đạo như công nghiệp, nhà ở và văn phòng.

    Năm ngược dòng hút vốn ngoại của thị trường bất động sản Việt NamNăm ngược dòng hút vốn ngoại của thị trường bất động sản Việt Nam (Hình từ Internet)

    Những cải cách pháp lý tạo nền móng cho thị trường bất động sản Việt Nam?

    Năm 2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi hàng loạt luật mới về bất động sản chính thức có hiệu lực như Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023.

    Những thay đổi trong khung pháp lý này không chỉ giúp nâng cao tính minh bạch mà còn tạo điều kiện cho hoạt động môi giới và giao dịch trở nên chuyên nghiệp hơn.

    Một trong những điểm nhấn của Luật Đất đai 2024 mới là việc làm rõ phương pháp định giá đất, quy định về quyền sử dụng đất và các thủ tục pháp lý liên quan.

    Những cải cách này giúp tăng cường niềm tin của nhà đầu tư, đồng thời giảm thiểu các rào cản thủ tục hành chính vốn là một trong những thách thức lớn của thị trường bất động sản Việt Nam.

    Xu hướng phát triển thị trường bất động sản xanh và công nghiệp?

    Bất động sản công nghiệp đã và đang trở thành một trong những phân khúc phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Nhu cầu cao từ các ngành sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mô hình "Trung Quốc +1," đã giúp các khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy cao.

    Giá thuê đất công nghiệp tại các khu vực trọng điểm tăng trung bình 2-5% mỗi quý, cho thấy sức hút lớn của lĩnh vực này.

    Trong phân khúc nhà ở và văn phòng, các dự án tuân thủ tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) hoặc tích hợp công nghệ hiện đại cũng đang chiếm ưu thế. Xu hướng này không chỉ phản ánh nhu cầu ngày càng cao của người mua mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.

    Thách thức và triển vọng phát triển của thị trường bất động sản?

    Với xu hướng phát triển kinh tế xanh, thị trường bất động sản Việt Nam đang dần chuyển hướng sang các dự án bền vững, đáp ứng nhu cầu khách hàng cao cấp. Các loại hình bất động sản mới như trung tâm dữ liệu, bệnh viện tư nhân hoặc khu nghiệp dưỡng lão cũng đang mở ra nhiều đường hướng.

    Tuy nhiên, những rào cản như thủ tục hành chính phức tạp và tác động từ kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến tiến độ phát triển. Việc thực thi các quy định pháp lý cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bên.

    Ngoài ra, sự biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu như lãi suất hay lạm phát, cũng có thể ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại vào Việt Nam.

    Với lợi thế chi phí cạnh tranh và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư bất động sản trong dài hạn.

    saved-content
    unsaved-content
    48
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT