Shophouse là gì? Hiểu thế nào về ưu thế vượt trội để quyết định đầu tư shophouse?

Các tòa chung cư sang trọng đều có tầng đế Shophouse được dùng làm nơi tiện ích để mua sắm, giải trí nhưng bạn đã hiểu thế nào là shophouse chưa?

Nội dung chính

    Shophouse là gì?

    Shophouse hay nhà phố thương mại là loại hình bất động sản kết hợp giữa kinh doanh và cư trú, thường nằm ở tầng đế chung cư hoặc dãy nhà liền kề trong các khu phố thương mại. Theo lịch sử, thuật ngữ "shophouse" xuất phát từ "shop" (cửa hàng) và "house" (nhà ở), xuất hiện lần đầu vào những năm 1950 thế kỷ XIX trong thời kỳ thuộc địa và sau đó phổ biến tại Đông Nam Á.

    Ở các nước phát triển, shophouse là mô hình căn hộ/nhà ở thường được tạo thành các dãy mua sắm chất lượng cao. Điển hình, tại nhiều quốc gia châu Á phát triển, với các dãy phố shophouse nổi tiếng như ở Penang, Malacca (Malaysia). Mô hình này mang đậm dấu ấn văn hóa và kiến trúc của khu vực, đồng thời trở thành loại hình bất động sản phổ biến nhờ khả năng kết hợp kinh doanh và cư trú. Còn tại Việt Nam, mô hình này đang phát huy lợi thế đa chức năng và thu hút nhiều nhà đầu tư nhờ tiềm năng sinh lời cao.

    Shophouse là gì? Hiểu thế nào về ưu thế vượt trội để quyết định đầu tư shophouse?

    Shophouse là gì? Hiểu thế nào về ưu thế vượt trội để quyết định đầu tư shophouse? (Hình từ internet)

    Ưu thế vượt trội của shophouse là gì?

    Shophouse thường được quy hoạch tại các vị trí “vàng” với mật độ dân cư cao, nằm gần các trục đường chính và các tuyến giao thông trọng điểm. Nhờ ưu thế vượt trội này, chủ sở hữu có thể tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào, tối ưu hóa doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, nhà phố thương mại thường xuất hiện trong các đại đô thị lớn. Tại Hà Nội với những dự án khủng như Vinhomes Ocean Park hay Vinhomes Smart City sở hữu dãy shophouse sầm uất, giúp chủ sở hữu tận hưởng cuộc sống tiện nghi với đa chức năng như công viên, trung tâm thương mại, bệnh viện và hệ thống giáo dục.

    Căn shophouse được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân và khách tham quan, với số lượng ít mang phong cách hiện đại, chỉ chiếm từ 2 - 5% tổng số sản phẩm trong dự án. Nhưng trước khi đầu tư, các nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp để dễ dàng phát triển và thu hút khách hàng. Những sản phẩm phục vụ nhu cầu phổ biến như thời trang, nhà hàng,... thường có tính cạnh tranh cao và dễ dàng thu hút khách hàng từ cả cư dân và cộng đồng xung quanh.

    Các căn shophouse thường được xây dựng với chiều cao 2 tầng trở lên, mặt tiền rộng rãi và tách biệt, đáp ứng đa chức năng sử dụng khác nhau. Thiết kế của shophouse mang phong cách hiện đại, thông minh và tinh tế. Điển hình là các khu shophouse thấp tầng tại các đại đô thị như Vinhomes Grand Park hay Vinhomes Ocean Park. Tại đây, các căn shophouse thường mang phong cách kiến trúc Đông Dương hoặc Địa Trung Hải, kết hợp với hệ thống cửa kính kịch trần, giúp tối ưu hóa không gian bày trí sản phẩm, thuận tiện cho việc kinh doanh và quảng bá dịch vụ.

    Theo thống kê, lợi nhuận từ các căn shophouse có thể đạt 8 - 12%/năm, vượt xa so với cho thuê căn hộ hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro so với đầu tư chứng khoán. Mô hình shophouse đã khẳng định được ưu thế nhờ khả năng sinh lời bền vững.

    Các chuyên gia dự báo số lượng shophouse sẽ ngày càng hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư lại tăng, khiến giá trị của loại hình này không ngừng gia tăng. Đặc biệt, shophouse trong các đại đô thị lớn với vị trí đắc địa, quy hoạch đồng bộ và dân cư đông đúc sẽ đảm bảo lợi nhuận ổn định và sinh lời dài hạn.

    Có nên đầu tư shophouse không?

    Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, nhà phố thương mại shophouse cũng có một số hạn chế như vấn đề pháp lý và giá thành cao, khiến nhiều nhà đầu tư còn do dự. Giá của shophouse thường cao hơn so với căn hộ thông thường, do tính đa chức năng và vị trí đắc địa. Hơn nữa, do số lượng hạn chế, các nhà đầu tư đôi khi phải tham gia bốc thăm hoặc đấu giá để có cơ hội sở hữu, làm giá trị của shophouse càng tăng thêm.

    Có thể thấy, kinh doanh shophouse phụ thuộc chặt chẽ vào khu dân cư xung quanh dự án. Nếu khu vực có mật độ cư dân đông đúc, lượng khách hàng tiềm năng sẽ nhiều mới mang lại cơ hội kinh doanh cao. Nếu khu vực dân cư thưa thớt, việc kinh doanh có thể gặp khó khăn do hạn chế về số lượng khách hàng, dẫn đến doanh thu không như mong đợi.

    Một hạn chế khác của shophouse khiến nhiều nhà đầu tư e ngại là thời hạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ trong 50 năm, tùy thuộc vào chính sách của từng khu vực. Điều này gây ra không ít khó khăn về tâm lý và tài chính, đặc biệt với những nhà đầu tư có kế hoạch kinh doanh lâu dài, vì họ lo ngại về quyền sử dụng đất trong tương lai khi thời hạn này kết thúc.

    Thực tế cho thấy, shophouse sở hữu nhiều lợi thế lớn mà không phải loại hình bất động sản nào cũng có. Nếu bạn sỡ hữu nguồn vốn dồi dào, việc mạnh dạng đầu tư vào shophouse được coi là một quyết định đúng đắn và sáng suốt, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng shophouse tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng về mặt pháp lý cũng như một số khuyết điểm đã nêu, gây khó khăn cho việc bán lại hoặc cho thuê, đòi hỏi nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia vào thị trường này.

    saved-content
    unsaved-content
    64
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT