Loading

08:26 - 18/12/2024

14 loại tranh chấp về quyền tác giả được xác định theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP là những tranh chấp nào?

14 loại tranh chấp về quyền tác giả được xác định theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP là những tranh chấp nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Nội dung chính

    14 loại tranh chấp về quyền tác giả được xác định theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP là gì?

    Căn cứ tại Điều 62 Nghị định 17/2023/NĐ-CP xác định 14 loại tranh chấp về quyền tác giả như sau:

    (1) Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm phái sinh.

    (2) Tranh chấp giữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả.

    (3) Tranh chấp giữa các đồng chủ sở hữu quyền tác giả đối với việc phân chia quyền của các đồng chủ sở hữu khi khai thác, sử dụng, chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả.

    (4) Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.

    (5) Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả về tiền bản quyền trả cho tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng sáng tạo.

    (6) Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả.

    (7) Tranh chấp về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu giữa người cung cấp tài chính và các điều kiện vật chất có tính chất quyết định cho việc xây dựng, phát triển chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu với người thiết kế, xây dựng chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

    (8) Tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu giữa người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu với người tham gia sáng tạo và người sản xuất ra tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu hoặc tranh chấp giữa họ với nhau về tiền bản quyền và các quyền lợi vật chất khác.

    (9) Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền, vì lý do việc sử dụng mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

    (10) Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền vì lý do người sử dụng không trả tiền bản quyền hoặc việc sử dụng mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

    (11) Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả hoặc tranh chấp về hợp đồng tư vấn, dịch vụ quyền tác giả.

    (12) Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền tác giả.

    (13) Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền tài sản quy định tại Điều 20 và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

    (14) Tranh chấp khác về quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

    14 loại tranh chấp về quyền tác giả được xác định theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP là những tranh chấp nào?

    14 loại tranh chấp về quyền tác giả được xác định theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP là những tranh chấp nào?

    Chủ sở hữu quyền tác giả có được ủy quyền thực hiện quyền tác giả không?

    Căn cứ tại Điều 56 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

    Quy định chung về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
    1. Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật, để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình. Bên được ủy quyền có trách nhiệm thông tin công khai để các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng liên hệ thỏa thuận về việc khai thác, sử dụng.
    2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có nghĩa vụ liên hệ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc bên được ủy quyền để thỏa thuận về việc khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
    3. Tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc trọng tài.

    Như vậy, việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện theo quy định trên.

    Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc có thể ủy quyền thực hiện và bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình.

    Quyền tác giả, quyền liên quan phát sinh từ khi nào?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

    Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
    1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.
    2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

    Như vậy, thời điểm phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan phát sinh được xác định như sau:

    - Quyền tác giả: Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định;

    - Quyền liên quan: Phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện.

    saved-content
    unsaved-content
    62