Loading

13:04 - 20/09/2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong lĩnh vực người có công?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực người có công? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong bảo trợ xã hội?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực người có công?

    Căn cứ Khoản 12 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực người có công như sau:

    - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;

    - Xây dựng chế độ, định mức, phương thức trang cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng đối với người có công với cách mạng;

    - Quy định việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, xây dựng phương án xác định các công trình ghi công liệt sĩ trong quy hoạch có liên quan;

    - Hướng dẫn, chỉ đạo công tác tiếp nhận hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sĩ;

    - Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.

     

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội?

    Theo Khoản 13 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội như sau:

    - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, giảm nghèo, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội;

    - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án về trợ giúp xã hội, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản, chủ trì thực hiện;

    - Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức chuẩn trợ giúp xã hội tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Hướng dẫn việc đăng ký, quản lý và cấp phép việc thành lập và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cứu trợ xã hội trong việc khắc phục hậu quả thiên tai.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực trẻ em?

    Căn cứ Khoản 14 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực trẻ em như sau:

    - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của bộ;

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em;

    - Điều phối việc thực hiện quyền trẻ em; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các chương trình, kế hoạch về trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em thuộc phạm vi trách nhiệm của bộ;

    - Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam theo quy định pháp luật;

    - Quản lý Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.

     

    saved-content
    unsaved-content
    38