Loading

18:46 - 17/09/2024

Các quy định liên quan đến việc lập và phê duyệt kế hoạch điều tiết, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên đường thủy nội địa là gì?

Quy định về lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa như thế nào? Mong được anh/chị hướng dẫn.

Nội dung chính

    Lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đối với đường thủy nội địa quốc gia

    Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT việc lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đối với đường thủy nội địa quốc gia được quy định như sau:

    a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập kế hoạch và kinh phí công tác điều tiết khống chế bảo đảm giao thông trên đường thủy nội địa hàng năm hoặc đột xuất để hình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;

    b) Kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm giao thông đường thủy nội địa dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các số liệu, báo cáo, đề xuất từ đơn vị cơ sở, phù hợp các yêu cầu thực tế;

    c) Kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa hàng năm bao gồm các thông tin cơ bản sau: vị trí điều tiết, dự kiến kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện. Kế hoạch điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này;

    d) Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa hàng năm.

    Hàng năm, căn cứ tình trạng yêu cầu về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí nhu cầu thực hiện điều tiết bảo đảm an toàn giao thông của năm sau trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt;

    Căn cứ danh mục điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt phương án công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa theo kế hoạch đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.

    đ) Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đột xuất, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, danh mục bổ sung và tổng hợp kế hoạch điều chỉnh, bổ sung trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để tổ chức thực hiện;

    e) Đối với trường hợp thi công, sửa chữa công trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực được ủy quyền xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

    Các quy định liên quan đến việc lập và phê duyệt kế hoạch điều tiết, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên đường thủy nội địa là gì? (Hình từ Internet)

    Lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đối với đường thủy nội địa địa phương

    Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT việc lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đối với đường thủy nội địa địa phương được quy định như sau:

    Sở Giao thông vận tải hoặc các cơ quan của địa phương được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp xem xét phê duyệt phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và tổ chức thực hiện theo quy định công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa địa phương (bao gồm cà trường hợp thường xuyên, trường hợp đột xuất phòng chống thiên tai, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trường hợp thi công, sửa chữa công trình).

    saved-content
    unsaved-content
    27