Loading

11:14 - 09/11/2024

Các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoành Thanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh và quản lý cạnh tranh. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

    Theo quy định tại Điều 10 Luật cạnh tranh 2004 thì các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định cụ thể như sau:

    - Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật cạnh tranh 2004 được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:

    + Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;

    + Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;

    + Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

    + Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;

    + Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

    + Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

    - Trình tự, thủ tục, thời hạn miễn trừ được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương 2 Luật cạnh tranh 2004.

    Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật cạnh tranh 2004.

     

    saved-content
    unsaved-content
    70