Loading

07:50 - 18/12/2024

Chính thức Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024? Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023?

Chính thức Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024? Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023?

Nội dung chính

    Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024?

    Ngày 29/6/2024, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

    Theo đó, tại Điều 2 Luật sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở 2023 như sau:

    Hiệu lực thi hành
    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
    2. Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 40/2019/QH14, Luật số 61/2020/QH14, Luật số 62/2020/QH14, Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, c, đ, e và g khoản 2, khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 198 của Luật này.
    3. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là nhà ở thuộc tài sản công.

    Như vậy, Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

    Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở ban hành trước ngày Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành là nhà ở thuộc tài sản công.

    Chính thức Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024?

    Chính thức Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024?

    Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 có đề cập đến các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

    Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
    1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
    a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
    b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
    c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.

    Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023, 05 đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    STT

    Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

    1

    Tổ chức, cá nhân trong nước;

    2

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

    3

    Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    4

    Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (tổ chức nước ngoài).

    5

    Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

    Như vậy, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng nêu trên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện theo quy định.

    Điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?

    Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 như sau:

    Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
    ...
    2. Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
    a) Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
    b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
    c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

    Như vậy, điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    - Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;

    - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức sau:

    + Thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam (áp dụng đối với tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023)

    + Thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023).

    + Thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023).

    Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở.

    Luật sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024.

    saved-content
    unsaved-content
    344