Loading

13:48 - 20/09/2024

Chủ thể tổ chức và mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán là gì?

Chủ thể tổ chức và mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán là gì? Quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán?

Nội dung chính

    Chủ thể tổ chức và mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán là gì?

    Tại Điều 4 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trưởng chứng khoán như sau:

    - Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là Bộ Tài chính.

    - Đối với công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước, Bộ Tài chính tổ chức phát hành hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành và thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể tổ chức phát hành theo quy định tại Nghị định này.

    Tại Điều 5 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trưởng chứng khoán như sau:

    - Công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước cho các mục đích quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Quản lý nợ công.

    - Đối với trái phiếu quốc tế, mục đích phát hành theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công.

    Chủ thể tổ chức và mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán là gì? (Hình Internet)

    Đối tượng mua công cụ nợ và quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán là gì?

    Tại Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ trên thị trưởng chứng khoán như sau:

    1. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:

    a) Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    b) Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;

    c) Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.

    2. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.

    Tại Điều 7 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ trên thị trưởng chứng khoán như sau:

    - Quyền lợi của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ

    + Được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi công cụ nợ khi đến hạn thanh toán.

    + Được sử dụng công cụ nợ để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu, cầm cố hoặc thực hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.

    - Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu công cụ nợ đối với các khoản thu nhập phát sinh từ công cụ nợ của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.

    Thanh toán gốc, lãi công cụ nợ và chi phí phát hành, đăng ký, lưu ký, thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán ra sao?

    Tại Điều 8 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ trên thị trưởng chứng khoán như sau:

    1. Chính phủ bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ khi đến hạn theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công.

    2. Bộ Tài chính tổ chức thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước cho chủ sở hữu khi đến hạn.

    3. Bộ Tài chính chuyển tiền vào tài khoản của đại lý thanh toán để thanh toán gốc, lãi trái phiếu quốc tế cho chủ sở hữu khi đến hạn.

    Tại Điều 10 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về chi phí phát hành, đăng ký, lưu ký, thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ trên thị trưởng chứng khoán như sau:

    - Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, đăng ký, lưu ký thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ và các chi phí liên quan khác do ngân sách trung ương chi trả.

    - Chi phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, phát hành riêng lẻ đăng ký, lưu ký, thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    - Các chi phí liên quan đến đợt phát hành và giao dịch trái phiếu quốc tế do ngân sách trung ương chi trả theo thỏa thuận, hợp đồng đã ký với các đối tác tham gia vào đợt phát hành và thông báo của các đại lý cung cấp dịch vụ.

    Sử dụng nguồn vốn phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán như thế nào?

    Tại Điều 9 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về chi phí phát hành, đăng ký, lưu ký, thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ trên thị trưởng chứng khoán như sau:

    - Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước được tập trung vào ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật liên quan.

    - Toàn bộ số tiền thu từ phát hành trái phiếu quốc tế được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công và mục đích phát hành phiếu quốc tế được Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

     

    saved-content
    unsaved-content
    31