Loading

17:16 - 13/11/2024

Chức năng của Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ là gì? Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm gì trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống?

Chức năng của Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ là gì? Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm gì trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống? Trách nhiệm của Văn phòng bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống là gì?

Nội dung chính

    Chức năng của Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về chức năng của Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ như sau:

    Chức năng của Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ

    Hệ thống có các chức năng đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điều 17 Nghị định 09/2019/NĐ-CP, Điều 18 Nghị định 09/2019/NĐ-CP, được vận hành, khai thác, duy trì hoạt động tại địa chỉ: https://baocaochinhphu.gov.vn, gồm các nhóm chức năng chính như sau:

    1. Quản lý báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trừ nội dung đối với Biểu số I.4/VPCP/TH tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

    2. Quản lý báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

    3. Quản lý báo cáo về tổ chức các cuộc họp.

    4. Quản lý báo cáo về gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng.

    5. Quản lý báo cáo kết quả chuẩn hóa, điện tử hóa chế độ báo cáo và triển khai Hệ thống thông tin báo cáo của bộ, cơ quan, địa phương.

    6. Quản lý báo cáo tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo.

    7. Các phân hệ phần mềm báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất khác do Văn phòng Chính phủ chủ trì xây dựng.

    Theo đó, hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ có 7 chức năng theo quy định nêu trên.

    Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm gì trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về trách nhiệm của văn phòng Chính phủ trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống như sau:

    Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống

    ...

    2. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm:

    a) Căn cứ các chế độ báo quy định tại Chương II Thông tư này thiết kế các đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo trên từng nhóm chức năng tương ứng của Hệ thống, bảo đảm trong quý I năm 2021 hoàn thành việc triển khai các chức năng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 15 Thông tư này trên Hệ thống; tổ chức kết nối, tích hợp, đồng bộ dữ liệu báo cáo, dữ liệu danh mục dùng chung của Hệ thống với Cổng Dịch vụ công quốc gia (Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, Nền tảng trao đổi định danh điện tử,...) và các hệ thống thông tin khác.

    b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan triển khai các phân hệ phần mềm báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất khác theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Thông tư này trên Hệ thống.

    c) Phân quyền cho tài khoản quản trị cấp cao của bộ, cơ quan, địa phương; quản lý danh mục ngành, lĩnh vực, cơ quan,... và các danh mục dùng chung khác trên Hệ thống.

    d) Kịp thời xử lý khi phát hiện hoặc được các cơ quan, đơn vị, cá nhân thông báo về việc Hệ thống có sai sót, sự cố kỹ thuật.

    Trường hợp không thể kịp thời khắc phục được các sự cố kỹ thuật, Văn phòng Chính phủ thông báo trên Hệ thống hoặc bằng văn bản về việc tạm ngưng một phần hoặc toàn bộ việc triển khai báo cáo trên Hệ thống.

    đ) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng, khai thác Hệ thống; thực hiện việc tổng hợp, trích xuất và công khai các thông tin về việc thực hiện công tác báo cáo trên Hệ thống.

    e) Nghiên cứu, đề xuất phương án nâng cấp để kịp thời đáp ứng nhu cầu mở rộng, phát triển và sự hoạt động ổn định của Hệ thống; xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho Hệ thống.

    Theo đó, văn phòng Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan triển khai các phân hệ phần mềm báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất khác theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Thông tư này trên Hệ thống và một số nhiệm vụ khác được nêu bên trên.

    Trách nhiệm của Văn phòng bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống là gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về trách nhiệm của Văn phòng bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống như sau:

    Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống

    1. Văn phòng bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại các bộ, cơ quan, địa phương theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện:

    a) Đăng ký và quản lý tài khoản quản trị cấp cao của bộ, cơ quan, địa phương; phân quyền cho tài khoản của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tham gia khai thác, sử dụng Hệ thống theo các nhóm tương ứng gồm: Nhập liệu, kiểm tra, duyệt, quản trị; tham gia cập nhật các danh mục dùng chung của Hệ thống.

    b) Sử dụng chức năng của Hệ thống được quy định tại Điều 15 Thông tư này để thực hiện các chế độ báo cáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ; phối hợp với Văn phòng Chính phủ triển khai các phân hệ phần mềm báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất khác theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Thông tư này trên Hệ thống; khai thác các thông tin tổng hợp, dữ liệu lưu trữ trên Hệ thống phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc khai thác các thông tin, dữ liệu được công khai trên Hệ thống phục vụ công tác chuyên môn.

    c) Thông báo cho Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) ngay sau khi phát hiện Hệ thống có sai sót, sự cố kỹ thuật dẫn tới ảnh hưởng hoạt động hoặc an ninh, an toàn thông tin của Hệ thống; đóng góp ý kiến cho Văn phòng Chính phủ để cải tiến cách thức quản lý và hoàn thiện Hệ thống.

    Như vậy, Văn phòng bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại các bộ, cơ quan, địa phương có trách nhiệm thực hiện các quy định trên.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    84