Loading

16:30 - 24/10/2024

Chứng thực hợp đồng, giao dịch theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quy định ra sao?

Các quy định cụ thể về việc chứng thực hợp đồng và giao dịch theo cơ chế một cửa và liên thông được quy định như thế nào trong hệ thống pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Chứng thực hợp đồng, giao dịch theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quy định ra sao?

    Tại Điều 20 Thông tư 01/2020/TT-BTP, có quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, như sau:

    - Trường hợp người yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thì các bên phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.

    Trường hợp người giao kết hợp đồng, giao dịch là đại diện của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực, thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu chữ ký trong hợp đồng, giao dịch với chữ ký mẫu. Nếu thấy chữ ký trong hợp đồng, giao dịch khác chữ ký mẫu, thì yêu cầu người đó ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.

    Người tiếp nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm về việc các bên đã ký trước mặt mình.

    - Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ, hồ sơ. Nếu thấy đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch trước khi người có thẩm quyền thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    27