Loading

08:52 - 18/12/2024

Công ty chuyển người lao động làm công việc khác không đúng theo hợp đồng quy bị xử phạt thế nào?

Công ty chuyển người lao động làm công việc khác không đúng theo hợp đồng quy bị xử phạt thế nào?

Nội dung chính


    Quy định thế nào về công việc của người lao động trong hợp đồng lao động?

    Theo Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định về nội dung của hợp đồng lao động như sau:

    Nội dung hợp đồng lao động
    1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
    b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
    c) Công việc và địa điểm làm việc;
    d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
    đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
    e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
    g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
    h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
    i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
    k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

    Như vậy, một trong những nội dung của hợp đồng lao động có công việc mà người lao động làm khi đi làm việc.

    Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động, quy định về công việc và địa điểm làm việc như sau:

    Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
    3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
    a) Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
    b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.

    Như vậy, khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động được biết những công việc mà người lao động phải thực hiện.

    Công ty chuyển người lao động làm công việc khác không đúng theo hợp đồng quy bị xử phạt thế nào?

    Công ty chuyển người lao động làm công việc khác không đúng theo hợp đồng quy bị xử phạt thế nào?

    Người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty chuyển người lao động làm công việc khác không?

    Sau khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động thực hiện công việc theo hợp đồng lao động. Tại Điều 28 Bộ luật lao động 2019 quy định về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động như sau:

    Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
    Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

    Như vậy, công việc được thực hiện theo hợp đồng lao động. Trong trường hợp có thỏa thuận khác, các bên có thể thực hiện công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký kết.

    Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 Quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động như sau

    Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
    2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
    b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
    c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
    d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
    đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
    e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
    g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

    Theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

    Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
    1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
    Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
    3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
    4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.

    Như vậy, trong trường hợp công ty hoạt động bình thường mà tự ý chuyển người lao động sang làm công việc khác thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Trong trường hợp công ty gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì công ty được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trường hợp này người lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Công ty chuyển người lao động làm công việc khác không đúng theo hợp đồng quy bị xử phạt thế nào?

    Theo điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    ...
    c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trong trường hợp công ty chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật thì công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

    Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    saved-content
    unsaved-content
    143