Loading

15:20 - 14/11/2024

Đảng viên ra nước ngoài có cần phải xin phép cơ quan quản lý không?

Đảng viên ra nước ngoài có cần phải xin phép cơ quan quản lý không? Thời hiệu kỷ luật Đảng viên vi phạm ra nước ngoài không xin phép cơ quan quản lý là bao lâu?

Nội dung chính

    1. Đảng viên ra nước ngoài có cần phải xin phép cơ quan quản lý không?

    Tại Khoản 1 Điều 34 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về vi phạm quy định quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài như sau:

    1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

    a) Tự mình hoặc có hành vi can thiệp, tác động để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột mình và bên vợ (chồng) và người khác đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước, ngoài nước bằng tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

    b) Nhận lời mời ra nước ngoài hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài dưới mọi hình thức mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền.

    c) Có quan hệ mật thiết với người nước ngoài nhưng không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền theo quy định.

    d) Tự ý ra nước ngoài mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt.

    đ) Nhận tiền, giấy tờ có giá trị như tiền, hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên của cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng không báo cáo cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt.

    e) Không báo cáo cấp ủy nơi sinh hoạt và cấp ủy quản lý về việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê tài sản của mình; có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng mình hoặc vợ (chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột sinh sống, định cư ở nước ngoài; có con kết hôn với người nước ngoài; có vợ hoặc chồng, con đi học ở nước ngoài.

    g) Nhận huân chương, huy chương, giải thưởng, học hàm, học vị hoặc các danh hiệu khác của nước ngoài không thuộc hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước, chương trình hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị của các quốc gia khác.

    Theo như quy định thì khi bạn ra nước ngoài du lịch bạn phải báo và có sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt. Nếu bạn không báo và không có sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt thì bạn sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

    Đảng viên ra nước ngoài có cần phải xin phép cơ quan quản lý không?

    Đảng viên ra nước ngoài có cần phải xin phép cơ quan quản lý không? (Hình từ Internet)

    2. Thời hiệu kỷ luật Đảng viên vi phạm ra nước ngoài không xin phép cơ quan quản lý là bao lâu?

    Tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về thời hiệu kỷ luật Đảng viên như sau:

    2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.

    b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:

    - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.

    - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

    - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

    Như vậy, trường hợp Đảng viên ra nước ngoài không xin phép thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Và thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm là 5 năm (60 tháng)

    3. Các tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm là gì?

    Tại Khoản 2 Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật như sau:

    2. Đối với đảng viên

    a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.

    b) Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.

    c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.

    d) Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 14, Điều 2 Quy định này.

    Trên đây là các tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm theo quy định của pháp luật

    saved-content
    unsaved-content
    167