Loading

14:48 - 23/09/2024

Danh sách sáu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông?

Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có những đơn vị sự nghiệp công lập nào? Bộ Thông tin và Truyền thông có vị trí và chức năng như thế nào?

Nội dung chính


    Danh sách 06 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông?

    Ngày 24/11/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1187/QĐ-TTg năm 2023 về danh sách đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Theo Quyết định 1187/QĐ-TTg năm 2023 thì các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm:

    (1) Trung tâm Internet Việt Nam.

    (2)Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.

    (3) Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số quốc gia (được đổi tên từ Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam).

    (4) Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam.

    (5) Trường Cao đẳng Thông tin và Truyền thông.

    (6) Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông.

    Như vậy, có 06 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Danh sách 06 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông? (Hình từ Internet)

    Bộ Thông tin và Truyền thông có vị trí và chức năng như thế nào?

    Tại Điều 1 Nghị định 48/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:

    Vị trí và chức năng

    Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; phát thanh và truyền hình; thông tin điện tử; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử; chuyển đổi số quốc gia và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Như vậy, vị trí và chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định như sau:

    - Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ,

    - Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

    + Báo chí;

    + Xuất bản, in, phát hành;

    + Phát thanh và truyền hình;

    + Thông tin điện tử;

    + Thông tấn;

    + Thông tin đối ngoại;

    + Thông tin cơ sở;

    + Bưu chính;

    + Viễn thông;

    + Tần số vô tuyến điện;

    + Công nghiệp công nghệ thông tin;

    + Ứng dụng công nghệ thông tin;

    + An toàn thông tin mạng;

    + Giao dịch điện tử;

    + Chuyển đổi số quốc gia và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin là gì?

    Tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 48/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về công nghiệp công nghệ thông tin gồm:

    - Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số;

    - Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách, ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số;

    - Công bố danh mục và xây dựng chương trình phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm;

    - Thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số, các nội dung xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, các dự án phát triển sản phẩm công nghệ thông tin dùng nguồn vốn khoa học và công nghệ của các bộ, ngành, địa phương;

    - Ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành tiêu chí đánh giá, chứng nhận về chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số;

    - Cơ chế chính sách quản lý và phát triển khu công nghệ thông tin tập trung;

    - Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số, nhân lực công nghệ thông tin;

    - Ban hành, công nhận các chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin;

    - Tổ chức các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại về công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số;

    - Thực hiện quản lý chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số theo quy định của pháp luật.

     

    saved-content
    unsaved-content
    16