Loading

17:08 - 18/11/2024

Để đạt đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định thì đơn vị hành chính sau sắp xếp phải đạt điều kiện gì?

Để đạt đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định thì đơn vị hành chính sau sắp xếp phải đạt điều kiện gì?

Nội dung chính

    Để đạt đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định thì đơn vị hành chính sau sắp xếp phải đạt điều kiện gì?

    Tại khoản 1 Điều 6 Dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp có quy định như sau:

    Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp
    1. Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì các đơn vị hành chính được sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định tại Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Trường hợp do có các yếu tố đặc thù về văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý tự nhiên, cộng đồng dân cư và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh mà không thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để đạt đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định thì đơn vị hành chính sau sắp xếp phải đạt một trong các điều kiện sau:
    a) Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn quy định, tiêu chuẩn còn lại phải đạt từ 70% trở lên tiêu chuẩn quy định;
    b) Đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích tự nhiên đạt từ 30% trở lên tiêu chuẩn quy định; tiêu chuẩn về quy mô dân số đạt từ 200% trở lên tiêu chuẩn quy định;
    c) Đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên đạt từ 30% trở lên tiêu chuẩn quy định; quy mô dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn quy định;
    d) Được thành lập trên cơ sở sáp nhập từ 03 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên.

    Như vậy, dự thảo mới có đề xuất để đạt đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định thì đơn vị hành chính sau sắp xếp phải đạt điều kiện như sau:
    - Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn quy định, tiêu chuẩn còn lại phải đạt từ 70% trở lên tiêu chuẩn quy định;
    - Đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích tự nhiên đạt từ 30% trở lên tiêu chuẩn quy định; tiêu chuẩn về quy mô dân số đạt từ 200% trở lên tiêu chuẩn quy định;
    - Đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên đạt từ 30% trở lên tiêu chuẩn quy định; quy mô dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn quy định;
    - Được thành lập trên cơ sở sáp nhập từ 03 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên.

    Trường hợp có thay đổi tên gọi sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì áp dụng chính sách đặc thù được thực hiện ra sao?

    Căn cứ khoản 3 Điều 16 Dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 về áp dụng chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp có quy định như sau:

    Áp dụng chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp
    ...
    3. Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mà có thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, ranh giới thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chính sách đặc thù thực hiện như sau:
    a) Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi sắp xếp;
    b) Cán bộ, công chức, viên chức được áp dụng chính sách, chế độ đặc thù theo khu vực hoặc theo vùng với mức cao nhất của một trong các đơn vị hành cấp xã trước khi sắp xếp;
    c) Thời gian hưởng các chế độ, chính sách đặc thù quy định tại điểm a và b khoản này là 03 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp từng đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành. Sau 03 năm, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và ban hành quyết định mới cho phù hợp.
    ...

    Như vậy, trường hợp có thay đổi tên gọi sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì áp dụng chính sách đặc thù được thực hiện như sau:
    - Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi sắp xếp;
    - Cán bộ, công chức, viên chức được áp dụng chính sách, chế độ đặc thù theo khu vực hoặc theo vùng với mức cao nhất của một trong các đơn vị hành cấp xã trước khi sắp xếp;
    - Thời gian hưởng các chế độ, chính sách đặc thù là 03 năm kể từ ngày nghị quyết về việc sắp xếp từng đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành. Sau 03 năm, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và ban hành quyết định mới cho phù hợp.

    Theo dự thảo mới, hồ sơ, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bao gồm những tài liệu gì?

    Tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 về hồ sơ, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như sau:

    Hồ sơ, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
    1. Ngoài các hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Điều 29 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, Hồ sơ, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn phải có các tài liệu sau:
    a) Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được Chính phủ phê duyệt;
    b) Tài liệu chứng minh yếu tố đặc thù theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết này (nếu có);
    c) Tài liệu thuyết minh đối với trường hợp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không thuộc diện sắp xếp nhưng địa phương có nhu cầu sắp xếp (nếu có);
    d) Báo cáo giải trình về các trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải thực hiện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không sắp xếp hoặc các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp nhưng không đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy định tại Điều 6 Nghị quyết này (nếu có).
    2. Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023-2030 và các phụ lục kèm theo Đề án thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị quyết này.

    Như vậy, theo dự thảo mới, hồ sơ, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bao gồm những tài liệu sau:
    - Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được Chính phủ phê duyệt;
    - Tài liệu chứng minh yếu tố đặc thù theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết này (nếu có);
    - Tài liệu thuyết minh đối với trường hợp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không thuộc diện sắp xếp nhưng địa phương có nhu cầu sắp xếp (nếu có);
    - Báo cáo giải trình về các trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải thực hiện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không sắp xếp hoặc các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp nhưng không đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (nếu có).
    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    45