Loading

16:20 - 13/11/2024

Định mức tiêu hao năng lượng trong định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?

Định mức tiêu hao năng lượng trong định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào? Định mức tiêu hao nhiêu liệu trong định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào? 

Nội dung chính

    Định mức tiêu hao năng lượng trong định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?

    Căn cứ Điều 19 Thông tư 16/2021/TT-BTNMT quy định về định mức tiêu hao năng lượng như sau:

    1. Xác định nhu cầu sử dụng năng lượng cần thiết trong từng công đoạn của chu trình của công việc đến khi hoàn thành sản phẩm.

    2. Xác định danh mục, chủng loại năng lượng theo nhu cầu sử dụng trong từng công đoạn của chu trình của công việc đến khi hoàn thành sản phẩm.

    3. Xác định định mức tiêu hao năng lượng: xác định theo công suất máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ có sử dụng năng lượng và thời gian thực hiện để tạo ra một đơn vị sản phẩm hoặc một bước công việc tạo ra sản phẩm. Đối với điện năng, được tính thêm hao phí đường dây không quá 5%.

    Định mức tiêu hao nhiêu liệu trong định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?

    Theo Điều 20 Thông tư 16/2021/TT-BTNMT quy định định mức tiêu hao nhiêu liệu như sau:

    1. Xác định nhu cầu sử dụng nhiên liệu cần thiết trong từng công đoạn của chu trình của công việc đến khi hoàn thành sản phẩm.

    2. Xác định danh mục, chủng loại nhiên liệu theo nhu cầu sử dụng trong từng công đoạn của chu trình của công việc đến khi hoàn thành sản phẩm.

    3. Xác định định mức tiêu hao nhiên liệu: định theo công suất máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ có sử dụng nhiên liệu và thời gian thực hiện để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc một bước công việc tạo ra sản phẩm.

    Định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?

    Tại Điều 21 Thông tư 16/2021/TT-BTNMT quy định định mức sử dụng máy móc, thiết bị như sau:

    1. Xác định nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị, phần mềm cần thiết trong từng công đoạn của chu trình của công việc đến khi hoàn thành sản phẩm.

    2. Xác định danh mục, chủng loại, công năng, công suất của máy móc, thiết bị, phần mềm theo nhu cầu sử dụng trong từng công đoạn của chu trình công việc đến khi hoàn thành sản phẩm. Đối với những máy móc, thiết bị có sử dụng điện hoặc sử dụng nhiên liệu cần được xác định mức tiêu hao của từng loại máy móc, thiết bị.

    3. Xác định định mức sử dụng máy móc, thiết bị được tính bằng số ca máy trực tiếp sử dụng để tạo ra một đơn vị sản phẩm hoặc bước công việc tạo ra sản phẩm.

    4. Xác định thời hạn sử dụng máy móc, thiết bị: đối với máy móc, thiết bị là tài sản cố định, thời hạn sử dụng theo quy định của Bộ Tài chính.

    5. Xác định định mức sử dụng máy móc, thiết bị để tạo ra sản phẩm hoặc bước công việc tạo ra sản phẩm: tính tương ứng với định mức lao động có sử dụng máy móc, thiết bị.

    Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?

    Theo Điều 22 Thông tư 16/2021/TT-BTNMT quy định phương pháp xây dựng định mức như sau:

    Tùy theo tính chất công việc cụ thể, tùy theo loại sản phẩm cụ thể, năng lực chuyên môn của tổ chức, cá nhân xây dựng định mức mà quyết định đồng thời hoặc một trong các phương pháp xây dựng định mức như sau:

    1. Phương pháp thống kê, tổng hợp: là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các tài liệu thu thập (khảo sát, chụp ảnh, bấm giờ và các phương pháp khác tương tự) về hao phí thời gian lao động, hao phí vật liệu và thời gian sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị thực tế để hoàn thành công việc, sản phẩm cần xây dựng mức.

    2. Phương pháp so sánh: là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đồng đã thực hiện trong thực tế.

    3. Phương pháp kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng định mức dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán bộ xây dựng định mức hoặc công nhân kỹ thuật đã thực hiện trong thực tế.

    4. Phương pháp phân tích: là phương pháp xây dựng định mức dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để phân tích từng nội dung công việc, các yếu tố tác động và hao phí cần thiết của từng công đoạn trong chu trình tạo ra sản phẩm (bao gồm: phân tích khảo sát, phân tích tính toán).

    5. Phương pháp tiêu chuẩn: là căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi để xây dựng định mức lao động cho từng công việc.

    saved-content
    unsaved-content
    49