Loading

17:18 - 09/12/2024

Đoàn viên công đoàn có trách nhiệm như thế nào? Quyền lợi của đoàn viên công đoàn bao gồm những gì?

Công đoàn có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào? Đoàn viên công đoàn có trách nhiệm gì? Quyền lợi của đoàn viên công đoàn bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Công đoàn có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào?

    Căn cứ theo Điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn như sau:

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
    1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
    2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    Theo đó, công đoàn được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc sau:

    - Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

    - Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    Đoàn viên công đoàn có trách nhiệm như thế nào? Quyền lợi của đoàn viên công đoàn bao gồm những gì?

    Công đoàn có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào? (ảnh từ internet)

    Đoàn viên công đoàn có trách nhiệm gì? Quyền lợi của đoàn viên công đoàn bao gồm những gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Công đoàn 2012 quy định về trách nhiệm của đoàn viên công đoàn như sau:

    Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn
    1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
    2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
    3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

    Và căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên công đoàn như sau:

    Quyền của đoàn viên công đoàn
    1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
    2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
    3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
    4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
    5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
    6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
    7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

    Như vậy, đoàn viên công đoàn có những trách nhiệm sau:

    (1) Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

    (2) Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

    (3) Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

    Đồng thời, đoàn viên công đoàn có những quyền như sau:

    (1) Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

    (2) Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

    (3) Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

    (4) Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

    (5) Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

    (6) Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

    (7) Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

    Tải mẫu bản xác nhận về việc đóng kinh phí công đoàn mới nhất ở đâu?

    Bản xác nhận về việc đóng kinh phí công đoàn hiện nay là mẫu C17-TLĐ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 có dạng như sau:

    Tải mẫu bản xác nhận về việc đóng kinh phí công đoàn mới nhất ở đâu?

     

    > > > Tải mẫu C17-TLĐ bản xác nhận về việc đóng kinh phí công đoàn hiện nay: Tải về

    saved-content
    unsaved-content
    68