Loading

15:57 - 10/12/2024

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền và nghĩa vụ gì?

Giá cước dịch vụ bưu chính được quy định như thế nào? Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền và nghĩa vụ gì?

Nội dung chính

    Dịch vụ bưu chính được hiểu như thế nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Bưu chính 2010 quy định Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.

    Giá cước dịch vụ bưu chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 28 Luật Bưu chính 2010 quy định về giá cước dịch vụ bưu chính như sau:

    - Căn cứ để xây dựng và điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính gồm:

    + Chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường.

    + Mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực và thế giới.

    - Giá cước dịch vụ bưu chính công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định theo quy định của Luật này và pháp luật về giá.

    - Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:

    + Quyết định giá cước dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung ứng, trừ dịch vụ bưu chính thuộc danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá cước.

    + Đăng ký, kê khai giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật về giá.

    + Thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính giá cước các dịch vụ bưu chính.

    + Niêm yết công khai giá cước dịch vụ bưu chính.

    Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền và nghĩa vụ gì?

    Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ internet)

    Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền và nghĩa vụ gì?

    Căn cứ Điều 29 Luật Bưu chính 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính như sau:

    Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    - Thiết lập mạng bưu chính để cung ứng dịch vụ bưu chính.

    - Được thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính mà mình cung ứng.

    - Kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hoá trước khi chấp nhận.

    - Từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính nếu phát hiện bưu gửi vi phạm quy định tại Điều 12 Luật Bưu chính 2010 và quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp.

    - Xử lý bưu gửi không có người nhận quy định tại khoản 5 Điều 17 Luật Bưu chính 2010.

    - Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ bưu chính cho người sử dụng dịch vụ bưu chính.

    - Niêm yết công khai tại điểm phục vụ Danh mục vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính quy định tại Điều 12 Luật Bưu chính 2010 và các quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp.

    - Bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Bưu chính 2010.

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi cố ý chấp nhận bưu gửi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 và Điều 12 Luật Bưu chính 2010.

    - Không được tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính của tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Luật Bưu chính 2010.

    - Không được cung ứng dịch vụ bưu chính vi phạm quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng dưới mọi hình thức.

    - Hưởng thù lao, chi phí hợp lý khi thay mặt người sử dụng dịch vụ bưu chính thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi quốc tế quy định tại Điều 15 Luật Bưu chính 2010.

    - Thực hiện dịch vụ thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, rút lại bưu gửi, chuyển tiếp, chuyển hoàn bưu gửi theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16, khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật Bưu chính 2010.

    - Giải quyết khiếu nại, tranh chấp, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Người sử dụng dịch vụ bưu chính có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

    Căn cứ Điều 30 Luật Bưu chính 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:

    - Được doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ bưu chính mà mình sử dụng.

    - Được bảo đảm an toàn và an ninh thông tin.

    - Khiếu nại về dịch vụ bưu chính đã sử dụng.

    - Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    - Ghi đúng họ tên, địa chỉ của người gửi và người nhận.

    - Cung cấp thông tin về bưu gửi.

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bưu gửi.

    - Thực hiện các quy định về an toàn, an ninh đối với bưu gửi.

    - Thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính mà mình sử dụng, trừ trường hợp được miễn, giảm giá cước theo quy định của pháp luật hoặc các bên có thoả thuận khác.

    - Trả thù lao, chi phí hợp lý khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi.

    - Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát bưu gửi đến địa chỉ của mình hoặc lắp đặt hộp thư tại vị trí thuận tiện cho việc phát bưu gửi.

    - Bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính theo quy định tại Điều 42 Luật Bưu chính 2010.

    saved-content
    unsaved-content
    47