Loading

17:33 - 13/11/2024

Đối với đất ở đô thị, Ủy ban nhân dân được quy định mức giá đất cao hơn bao nhiêu so với mức giá tối đa trong khung giá đất?

Đối với đất ở đô thị, Ủy ban nhân dân được quy định mức giá đất cao hơn bao nhiêu so với mức giá tối đa trong khung giá đất?

Nội dung chính

    Đối với đất ở đô thị, Ủy ban nhân dân được quy định mức giá đất cao hơn bao nhiêu so với mức giá tối đa trong khung giá đất?

    Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 44/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

     

    Nội dung bảng giá đất

    ...

    3. Quy định giá đất trong bảng giá đất:

    a) Giá đất trong bảng giá đất quy định theo nguyên tắc đất thuộc loại đất nào thì áp dụng khung giá đất của loại đất đó theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này và phải phù hợp với khung giá đất.

    Đối với đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị có khả năng sinh lợi cao, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ thì căn cứ vào thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất; trường hợp quy định mức giá đất cao hơn 30% thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.

    Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường thì căn cứ vào thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 50% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất;

    b) Đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá đất rừng sản xuất tại khu vực lân cận đã quy định trong bảng giá đất và căn cứ phương pháp định giá đất để quy định mức giá đất;

    c) Đối với các loại đất nông nghiệp khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá các loại đất nông nghiệp tại khu vực lân cận đã quy định trong bảng giá đất để quy định mức giá đất;

    d) Đối với đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá đất sản xuất, kinh doanh đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh hoặc giá đất ở đối với đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp tại khu vực lân cận đã quy định trong bảng giá đất để quy định mức giá đất;

    đ) Đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì áp dụng khung giá đất nuôi trồng thủy sản; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá đất phi nông nghiệp tại khu vực lân cận quy định, quyết định để quy định mức giá đất.

    e) Đối với đất phi nông nghiệp do cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng sử dụng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất phi nông nghiệp khác thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại khu vực lân cận đã quy định trong bảng giá đất để quy định mức giá đất.

    Như vậy, đối với đất ở tại đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất; trường hợp quy định mức giá đất cao hơn 30% thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.

     

    (Hình từ Internet)

    Quy định bảng giá đất đối với các loại đất nào?

    Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định bảng giá đất đối với các loại đất như sau:

    +) Bảng giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

    +) Bảng giá đất trồng cây lâu năm;

    +) Bảng giá đất rừng sản xuất;

    +) Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản;

    +) Bảng giá đất làm muối;

    +) Bảng giá đất ở tại nông thôn;

    +) Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;

    +) Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;

    +) Bảng giá đất ở tại đô thị;

    +) Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;

    +) Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;

    Ngoài các bảng giá đất quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành chi tiết bảng giá các loại đất theo phân loại đất quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 phù hợp với thực tế tại địa phương.

    Trình tự điều chỉnh bảng giá đất thực hiện theo quy định như thế nào?

    Tại quy định Điều 15 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về trình tự điều chỉnh bảng giá đất như sau:

    - Xác định loại đất, vị trí đất cần điều chỉnh trong bảng giá đất;

    - Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;

    - Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành;

    - Xây dựng bảng giá đất điều chỉnh và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất điều chỉnh;

    - Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất điều chỉnh;

    - Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Thẩm định dự thảo bảng giá đất điều chỉnh;

    - Trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất;

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất điều chỉnh.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    266