Loading

15:15 - 13/11/2024

Dưới 18 tuổi có được mua bảo hiểm nhân thọ không?

Dưới 18 tuổi có được mua bảo hiểm nhân thọ không?

Nội dung chính

    Dưới 18 tuổi có được mua bảo hiểm nhân thọ không?

    Tại Điều 9 Thông tư 67/2023/TT-BTC có quy định về độ tuổi được mua bảo hiểm nhân thọ như sau:

    Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

    1. Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng quy định sau:

    a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

    b) Đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.

    2. Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người có tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

    3. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

    4. Người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cá nhân hoặc người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhóm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nhóm. Việc chỉ định thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải phù hợp với quy định tại Điều 41 và Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

    Như vậy, người được mua bảo hiểm nhân thọ phải là người Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

    Ngoài ra, để được mua bảo hiểm nhân thọ thì người mua còn cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.

    Tóm lại, người dưới 18 tuổi không được mua bảo hiểm nhân thọ.

    Dưới 18 tuổi có được mua bảo hiểm nhân thọ không? (Hình từ Internet)

    Có được đóng phí bảo hiểm nhân thọ một lần không?

    Tại Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ như sau:

    Đóng phí bảo hiểm nhân thọ

    1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

    2. Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.

    3. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.

    4. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.

    Như vậy, người mua bảo hiểm nhân thọ được phép đóng phí 01 lần hoặc nhiều lần theo thời hạn.

    Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu trong trường hợp nào?

    Tại Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu trong trường hợp sau:

    (1) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

    (2) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

    (3) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

    (4) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

    (5) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;

    (6) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    (7) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;

    (8) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

    (9) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;

    (10) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

    (11) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức theo quy định.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    202