Loading

13:50 - 13/11/2024

Em gái có thể nhận con của anh ruột làm con nuôi không? Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

Em gái có thể nhận con của anh ruột làm con nuôi không? Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

Nội dung chính

    Em gái có thể nhận con của anh ruột làm con nuôi không? 

    Tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi, cụ thể như sau: 

    1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    d) Có tư cách đạo đức tốt.

    2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

    a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

    c) Đang chấp hành hình phạt tù;

    d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

    Theo thông tin trên của bạn, em gái bạn hiện tại 34 tuổi và con của bạn là 19 tuổi nên em gái bạn không thể nhận con bạn làm con nuôi được vì không đáp ứng được khoảng cách độ tuổi nêu trên.

    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    Tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi cấm trong hôn nhân và gia đình như sau:

    2. Cấm các hành vi sau đây:

    a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

    e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

    g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

    h) Bạo lực gia đình;

    i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

    Theo đó, trong các hành vi cấm của pháp luật hôn nhân và gia đình không có quy định cấm về việc kết hôn giữa con nuôi và con đẻ nên khi đủ điều kiện kết hôn thì sẽ được kết hôn.

    Như vậy, con nuôi và con đẻ không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn theo luật thì việc kết hôn con nuôi và con đẻ là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

    Cơ quan để đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài?

    Căn cứ Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010quy định thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi, như sau: 

    1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

    2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

    3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài. 

    Như vậy, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuô là cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (đại sứ quán Việt Nam tại nước bạn đang sinh sống).

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    329