Loading

16:11 - 12/11/2024

Email có là chứng cứ pháp lý?

Email có là chứng cứ pháp lý?

Nội dung chính

    Email có là chứng cứ pháp lý?

    Nếu bằng chứng chỉ là những lần báo đóng, nộp tiền qua email, tin nhắn thì vẫn có thể được tòa án chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo điều 10 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, email là một dạng thông điệp dữ liệu.

    Điều 14 của luật này quy định thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ như sau:

    1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.

    2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

    Như vậy, thông điệp dữ liệu mà ở đây là email, tin nhắn được pháp luật thừa nhận đầy đủ giá trị của nó, trong đó có giá trị làm chứng cứ. Email, tin nhắn đáp ứng đầy đủ điều kiện của một chứng cứ nếu email, tin nhắn đó được gửi từ chính tài khoản email hoặc số điện thoại của người chơi họ đã bỏ trốn.

    Chơi hụi có được phép?

    Điều 479 Bộ luật Dân sự 2005, chơi họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là họ) được hiểu là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

    Như vậy, có thể thấy việc chơi họ là một hình thức vay tài sản, sự liên kết giữa các thành viên tham gia hoàn toàn mang tính "tín chấp", tin tưởng nhau là chính mà không có tài sản thế chấp, bảo đảm. Hình thức chơi họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Theo thông tin bạn cung cấp "có một người trong nhóm sau khi lấy đã bỏ trốn, không đóng tiếp và không liên lạc được". Như vậy, một thành viên đã không tuân thủ quy tắc chơi, có khả năng làm phát sinh những xung đột khác.

    Căn cứ Điều 31 Nghị định 144/2006/ NĐ-CP quy định về việc giải quyết tranh chấp khi chơi họ, hụi, trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia họ, tranh chấp đó được giải quyết tại toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

    Theo quy định trên, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, các bên không giải quyết được bằng con đường thương lượng, hòa giải thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

    Khi khởi kiện những người chơi họ bị thiệt hại cần phải tự mình thu thập chứng cứ nộp lên tòa án.

    - Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Hành vi của người trong nhóm sau khi lấy tiền họ (được 100 triệu đồng) đã bỏ trốn, không đóng tiếp và không liên lạc được có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). 

    Những người chơi họ có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an cấp huyện nơi người vi phạm cư trú để yêu cầu khởi tố người bỏ trốn. Hành vi của người chơi họ sau khi lấy 100 triệu đã bỏ trốn, không đóng họ tiếp và không liên lạc được có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khoản 2, mức bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 

    saved-content
    unsaved-content
    257