Loading

10:45 - 13/11/2024

Giải đáp quy trình xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

Hiện nay, những ai mà lưu thông trên đường thì không ai mà không một lần bị các anh CSGT hỏi thăm, nhiều trường hợp không biết mình sai cái gì, cũng như không hiểu rõ quy trình xử lý như thế nào là đúng của các anh CSGT, nên việc các anh kêu gì làm đó, kêu nộp bao nhiêu thì nộp bấy nhiêu. Tổng hợp quy trình xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, để dựa vào đó tôi biết các anh đúng ở đâu và sai ở đâu để dễ bề trao đổi?

Nội dung chính

    Giải đáp quy trình xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

    1. Văn bản căn cứ:

    - Luật giao thông đường bộ 2008;

    - Thông tư 01/2016/TT-BCA;

    - Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012;

    - Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

    2. Nội dung tư vấn:

    a. Lực lượng nào được phép dừng các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 87 Luật giao thông dường bộ 2008, có quy định về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ như sau:

    - Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

    - Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

    Theo đó, tại Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA, có quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã như sau:

    - Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.

    - Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.

    - Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

    => Trên đây là những đối tượng được phép dừng phương tiện khi đang tham gia lưu thông trên đường.

    b. Các trường hợp dừng xe: được quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA.

    b1. Chào hỏi: CSGT luôn phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực. Vì thế họ thực hiện chào bạn theo đúng hiệu lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp bạn có dấu hiệu tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa...).

    b2. Kiểm tra giấy tờ và thông báo lỗi: theo quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA.

    b3. Xử lý vi phạm:

    ** Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: theo quy định tại Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ....

    => Nộp phạt, nhận biên lai tương ứng số tiền ghi trong Quyết định rồi đi.

    * Lưu ý: Biên lai thu tiền phải được đóng dấu đơn vị thu ở phía trên, bên trái tờ biên lai và được ghi đầy đủ các nội dung, nhớ lấy biên lai, giữ 1 bản Quyết định xử phạt.

    Việc Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản được quy định cụ thể tại Điều 69 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012:

    - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

    - Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

    Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.

    ** Lập biên bản: theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

    - Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản...

    - Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

    Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

    - Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

    Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

    => Theo đó, thủ tục nộp tiền phạt được quy định tại điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: bạn có thể tham khảo tại: Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

    => Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP: Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào? (265570)

    ** Tạm giữ phương tiện: được quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chình 2012:

    - Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

    + Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

    + Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

    + Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

    - Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.....

    ** Tước giấy phép lái xe: theo quy định tại Điều 80 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

    ** Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Điều 81 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012.

    b4. Ra Quyết định xử phạt: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.... (Điều 66 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012)

    b5. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó....(Điều 73 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012).

    Trên đây là nội dung tư vấn.

    saved-content
    unsaved-content
    324