Loading

08:22 - 18/12/2024

Giám sát hải quan là gì theo quy định pháp luật? Thời gian giám sát hải quan được quy định ra sao?

Giám sát hải quan là gì theo quy định pháp luật? Thời gian giám sát hải quan được quy định ra sao?

Nội dung chính


    Giám sát hải quan là gì?

    Theo khoản 5 Điều 4 Luật Hải quan 2014 có định nghĩa như sau:

    Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.

    Giám sát hải quan là gì theo quy định pháp luật? Thời gian giám sát hải quan được quy định ra sao?

    Giám sát hải quan là gì theo quy định pháp luật? Thời gian giám sát hải quan được quy định ra sao?

    Thời gian giám sát hải quan được quy định ra sao?

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Hải quan 2014 như sau:

    Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
    ...
    4. Thời gian giám sát hải quan:
    a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
    b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
    c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
    d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.

    Như vậy, thơi gian giám sát hải quan được thực hiện như sau:

    - Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

    - Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

    - Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;

    - Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Hải quan 2014.

    Không đóng thuế có được thực hiện thủ tục hải quan không?

    Căn cứ vào Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

    Thời hạn nộp thuế
    1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
    Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
    Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
    2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

    Theo như quy định trên thì những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế thì phải tiến hành nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

    Tại Điều 37 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:

    Thông quan hàng hóa
    1. Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
    2. Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp, nộp chưa đủ số thuế phải nộp trong thời hạn quy định thì hàng hóa được thông quan khi được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp hoặc được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
    3. Trường hợp chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền và hàng hóa đó được phép xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hóa có thể được thông quan nếu đã nộp phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    4. Đối với hàng hóa phải kiểm tra, phân tích, giám định để xác định có đủ điều kiện được xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan chỉ thực hiện thông quan hàng hóa sau khi xác định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết luận kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
    5. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng; túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ được thông quan theo quy định tại Điều 50 và Điều 57 của Luật này.

    Theo đó, hàng hóa chỉ được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.

    Vì vậy, theo những quy định trên thì việc không đóng thuế cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế thì vẫn sẽ được thực hiện thủ tục hải quan. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong thủ tục hải quan thì hàng hóa vẫn sẽ không thông quan được.

    saved-content
    unsaved-content
    235