Loading

23:31 - 10/12/2024

Giới nghiêm là biện pháp hạn chế việc di chuyển của người dân đúng không?

Lệnh giới nghiêm cần phải xác định các nội dung gì? Ai có thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm?

Nội dung chính

    Giới nghiêm là biện pháp hạn chế việc di chuyển của người dân đúng không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

    Giới nghiêm
    1. Giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
    2. Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    ...

    Theo đó, giới nghiêm là biện pháp cấm hoặc hạn chế người và phương tiện đi lại, cũng như các hoạt động trong những khu vực và khoảng thời gian xác định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền.

    Giới nghiêm là biện pháp hạn chế việc di chuyển của người dân đúng không?Giới nghiêm là biện pháp hạn chế việc di chuyển của người dân đúng không? (Hình từ internet)

    Lệnh giới nghiêm cần phải xác định các nội dung gì? Ai có thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 22 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

    Giới nghiêm
    ...
    3.Thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm được quy định như sau:
    a) Thủ tướng Chính phủ ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh;
    b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện;
    c) Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã;
    d) Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.
    4. Lệnh giới nghiêm phải xác định nội dung sau đây:
    a) Khu vực giới nghiêm;
    b) Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;
    c) Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;
    d) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;
    đ) Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.
    5. Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:
    a) Cấm tụ tập đông người;
    b) Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
    c) Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;
    d) Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;
    đ) Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.
    6. Chính phủ quy định trình tự ban bố lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm.

    Theo đó, lệnh giới nghiêm cần phải xác định các nội dung sau đây:

    (1) Khu vực giới nghiêm;

    (2) Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;

    (3) Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;

    (4) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;

    (5) Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.

    Đồng thời, thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm được quy định như sau:

    (1) Thủ tướng Chính phủ ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh;

    (2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện;

    (3) Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã;

    (4) Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.

    Theo quy định hiện nay, lực lượng vũ trang nhân dân có được huy động để thực thi lệnh giới nghiêm không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân như sau:

    (1) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    (2) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    (3) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    (4) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    (5) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

    (6) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    67