Loading

09:48 - 18/12/2024

Gửi tin nhắn liên quan đến tình dục cho đồng nghiệp nữ có bị xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Gửi tin nhắn liên quan đến tình dục cho đồng nghiệp nữ có bị xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Nội dung chính

    Gửi tin nhắn liên quan đến tình dục cho đồng nghiệp nữ có bị xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

    Tại khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định một số hành vi bị xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

    "Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
    ...
    2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
    a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
    b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
    c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử."

    Đồng thời, tiểu mục 3 Mục III Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc năm 2015 cũng có nêu một số hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc, có thể là hành vi liên quan đến thể chất, lời nói hoặc phi lời nói, bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

    "a) Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc, hay cố tình động chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm.
    b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.
    c) Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích,biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay… Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục."

    Theo đó, việc người lao động liên tục bị gửi các tin nhắn liên quan đến tình dục được xem là một hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định hiện hành.

    Gửi tin nhắn liên quan đến tình dục cho đồng nghiệp nữ có bị xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

    Gửi tin nhắn liên quan đến tình dục cho đồng nghiệp nữ có bị xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

    Người lao động có thể đề nghị người trong công ty thay mặt mình giải quyết với người quấy rối tình dục không?

    Trong quy trình khiếu nại/tố cáo tại Phụ lục I ban hành kèm theo Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc năm 2015 có nêu rõ:

    "Quy trình khiếu nại/tố cáo nên được giải thích rõ ràng bằng ngôn ngữ đơn giản. Nếu cần thiết, có thể xây dựng dưới hình thức phù hợp cho người không biết chữ. Quy trình này nên giúp bất kể người lao động nào muốn tố cáo hiểu chắc chắn mình phải làm gì và tiếp cận ai. Quy trình nên phù hợp với mô hình và cấu trúc của doanh nghiệp. Nếu cần thiết, có thể sử dụng hoặc điều chỉnh một quy trình hiện có tại doanh nghiệp… để giải quyết các khiếu nại liên quan tới công việc khác cho mục đích này.
    Nên có cả cơ chế tố cáo chính thức và không chính thức.
    ...
    - Người khiếu nại/tố cáo muốn tự mình xử lý trường hợp của mình nhưng mong muốn có được lời khuyên về cách giảiquyết phù hợp;
    - Người khiếu nại/tố cáo đề nghị người giám sát thay mặt mình nói chuyện với người bị cho là thực hiện hành vi quấy rối. Người giám sát sẽ bí mật truyền tải mối quan ngại của người khiếu nại/tố cáo, nhắc lại quy định của doanh nghiệp về vấn đề quấy rối tình dục với người bị cho là thực hiện hành vi quấy rối mà không đánh giá bản chất vụ việc;
    - Lời khiếu nại/tố cáo nại được đưa ra, người bị cho là thực hiện hành vi quấy rối thừa nhận hành vi, không cần thiết tiến hành điều tra, xác minh và khiếu nại được giải quyết thông qua hòa giải hoặc dựa trên đề nghị của người thực hiện hành vi quấy rối;
    - Người giám sát hay người quản lý chứng kiến hành vi không thể chấp nhận được và tự hành động độc lập mặc dù không có khiếu nại/tố cáo."

    Dựa vào quy định trên, người lao động được quyền đề nghị người giám sát quy trình khiếu nại/tố cáo thay mình nói chuyện với người bị cho là thực hiện hành vi quấy rối, sau đó người giám sát này sẽ bí mật truyền tải mối quan ngại của người khiếu nại/tố cáo, nhắc lại quy định của doanh nghiệp về vấn đề quấy rối tình dục với người bị cho là thực hiện hành vi quấy rối mà không đánh giá bản chất vụ việc.

    Người bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể được bồi thường thỏa đáng hay không?

    Trong khuyến nghị về ban hành nội quy, quy chế về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc năm 2015 có đề nghị ban hành quy định về xử lý, bồi thường tại tiểu mục 4 Mục V Bộ quy tắc như sau:

    "Quy định của doanh nghiệp về vấn đề quấy rối tình dục nên thể hiện rõ biện pháp kỷ luật đối với các trường hợp không tuân thủ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, biện pháp có thể thực hiện bao gồm từ việc xin lỗi nạn nhân cho tới nhắc nhở, khiển trách hay sa thải và những hình thức kỷ luật lao động này cần phải được quy định trong nội quy lao động. Cần phải quy định rõ là bất kỳ ai trù dập hay trả thù một người nào đó tố cáo hành vi quấy rối tình dục phải bị xem xét xử lý, kỷ luật kịp thời.
    Nếu nạn nhân bị quấy rối tình dục phải chịu tổn thương như bị hạ chức hay bị từ chối thăng chức, do hậu quả của hành vi quấy rối, thì người đó sẽ được xem xét phục hồi chức vụ hoặc xem xét bổ nhiệm, bồi thường một cách tương xứng. Đồng thời họ có thể được bồi thường cho những tổn thất về tài chính do bị từ chối về các lợi ích liên quan tới công việc mà họ có quyền được hưởng.
    Những người không thuộc nhân sự của doanh nghiệp, như khách hàng hay nhà thầu cũng nên được thông báo rằng nếu họ bị khiếu nại/tố cáo và khiếu nại/tố cáo đó được xác định là đúng sự thật, thì điều này có thể dẫn tới chấm dứt hợp đồng, tạm ngừng dịch vụ hoặc hợp tác trong sản xuất, kinh doanh."

    Như vậy, người bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc được xem xét bồi thường hoặc phục hồi chức vụ một cách tương xứng trong trường hợp chịu tổn thương khi bị hạ chức hay bị từ chối thăng chức, do hậu quả của hành vi quấy rối; đồng thời có thể được bồi thường cho những tổn thất về tài chính do bị từ chối về các lợi ích liên quan tới công việc mà họ có quyền được hưởng.

    saved-content
    unsaved-content
    146