Loading

11:15 - 02/12/2024

Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cần những giấy tờ gì? Thủ tục làm hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm những bước nào?

Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cần những giấy tờ gì? Thủ tục làm hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm những bước nào? Thời hạn giải quyết hồ sơ là bao lâu?

Nội dung chính

    Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cần những giấy tờ gì?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi tại điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cần những giấy tờ sau đây:

    (1) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình xây dựng mới:

    - Văn bản đề nghị về việc thẩm duyệt thiết kế PCCC của chủ đầu tư (theo Mẫu số PC06 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP).

    - Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư/Văn bản chứng minh quyền sử dụng đất đối với dự án và công trình.

    - Dự toán xây dựng công trình.

    - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công có thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

    (2) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng hoặc thiết kế điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:

    - Văn bản đề nghị về việc thẩm duyệt thiết kế PCCC của chủ đầu tư (theo Mẫu số PC06 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.

    - Dự toán xây dựng công trình đối với phần cải tạo và thay đổi tính chất sử dụng.

    - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công có thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

    (3) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới mà có yêu cầu đặc biệt về việc đảm bảo an toàn PCCC:

    - Văn bản đề nghị về việc thẩm duyệt thiết kế PCCC của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới (theo Mẫu số PC06 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP).

    - Dự toán tổng mức đầu tư của phương tiện giao thông cơ giới.

    - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật có thể hiện các nội dung yêu cầu về PCCC quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

    (4) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện.

    hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

    Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cần những giấy tờ gì? (Hình từ internet)

    Thủ tục làm hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm những bước nào?

    Theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thủ tục làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo các bước sau đây:

    Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại mục 1 nêu trên cho cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo một trong các phương thức sau:

    - Nộp trực tiếp ở bộ phận một cửa của cơ quan thẩm quyền.

    - Nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);

    - Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

    Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ.

    - Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03) hoặc ghi nội dung tiếp nhận để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;

    - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04) hoặc ghi nội dung hướng dẫn bổ sung hồ sơ để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

    Bước 3: Thông báo kết quả xử lý hồ sơ

    - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;

    - Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;

    - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản;

    - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện (dự án, công trình không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc không thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP) thì phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thời hạn quy định tại khoản 10 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức tương ứng với hình thức mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó.

    Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được giải quyết trong bao lâu?

    Theo khoản 10 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:

    (1) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:

    + Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A;

    + Không quá 10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại.

    (2) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.

    saved-content
    unsaved-content
    93