Loading

16:19 - 18/12/2024

Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là gì? Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong tố tụng cạnh tranh là gì?

Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là gì? Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong tố tụng cạnh tranh là gì?

Nội dung chính

    Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là gì?

    Theo quy định tại Điều 60 Luật Cạnh tranh 2018 về Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh như sau:

    - Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    - Số lượng thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công là Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

    - Khi xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

    Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là gì? Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong tố tụng cạnh là gì?

    Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là gì? Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong tố tụng cạnh tranh là gì?

    Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong tố tụng cạnh tranh là gì?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Cạnh tranh 2018 về Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong tố tụng cạnh tranh như sau:

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng
    1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    a) Quyết định mở phiên điều trần;
    b) Triệu tập người tham gia phiên điều trần;
    c) Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
    d) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;
    đ) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;
    e) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;
    g) Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
    h) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật này;
    i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
    2. Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    a) Tổ chức xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
    b) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
    c) Ký văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
    d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
    3. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    a) Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
    b) Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

    Theo đó, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    - Quyết định mở phiên điều trần;

    - Triệu tập người tham gia phiên điều trần;

    - Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;

    - Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;

    - Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;

    - Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;

    - Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

    - Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật này;

    - Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

    Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ như thế nào đối với Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?

    Theo quy định tại Điều 59 Luật Cạnh tranh 2018, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm:

    - Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

    - Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.

    - Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.

    - Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

    - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    - Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.

    - Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

    - Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    16