Loading

11:14 - 18/12/2024

Không trả lương cho người lao động học nghề trực tiếp hoặc có tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm sẽ bị xử phạt thế nào?

Tôi đang làm việc cho một công ty may giày và quần áo. Tôi vừa làm việc bình thường vừa tham gia các lớp đào tạo tay nghề do công ty tổ chức. Thế nhưng công ty lại không trả lương cho tôi trong khoảng thời gian đi học nghề.

Nội dung chính


    Người lao động tham gia đào tạo nghề do người sử dụng lao động tổ chức thì có được hưởng lương trong thời gian học đào tạo nghề không?

    Căn cứ vào Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    “Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
    1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
    2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
    3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
    4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
    5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
    6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.”

    Theo đó, trong thời gian học nghề, đào tạo nghề nếu như người lao động trực tiếp hoặc tham gia lao động thì vẫn sẽ được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

    Việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động sẽ được thực hiện theo quy định như trên.

    Không trả lương cho người lao động học nghề trực tiếp hoặc có tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm sẽ bị xử phạt thế nào? (Nguồn hình: Internet)

    Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động?

    Căn cứ theo Điều 60 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
    1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
    2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

    Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ thuật nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động hằng năm theo quy định nêu trên.

    Không trả lương cho người lao động tham gia học nghề trực tiếp làm ra sản phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?

     

    Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 14. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
    1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động; thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động; không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
    a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
    2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
    b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;
    c) Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả
    a) Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
    c) Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”

    Như vậy, đối với hành vi không trả lương cho người lao động tham gia học nghề mà người lao động trực tiếp hoặc tham gia hoạt động lao động thì sẽ căn cứ vào số lượng người lao động bị vi phạm để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định trên. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

    Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp tổ chức vi phạm hành chính thì mức xử phạt hành chính sẽ tăng gấp đôi so với cá nhân.

    saved-content
    unsaved-content
    24