Loading

15:17 - 02/12/2024

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục thường xuyên năm học 2024-2025 gồm những nội dung nào?

Trung tâm giáo dục thường xuyên có vị trí pháp lý như thế nào? Kiểm tra việc thực hiện giáo dục thường xuyên năm học 2024-2025 gồm những nội dung nào?

Nội dung chính

    Trung tâm giáo dục thường xuyên có vị trí pháp lý như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT thì vị trí pháp lý của trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:

    - Trung tâm là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

    - Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm giáo dục thường xuyên.

    Trung tâm giáo dục thường xuyên có vị trí pháp lý như thế nào?

    Trung tâm giáo dục thường xuyên có vị trí pháp lý như thế nào? (Hình từ internet)

    Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm những chương trình nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên như sau:

    Chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên
    1. Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
    a) Chương trình xóa mù chữ;
    b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
    c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
    d) Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
    2. Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
    a) Vừa làm vừa học;
    b) Học từ xa;
    c) Tự học, tự học có hướng dẫn;
    d) Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
    3. Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
    ...

    Như vậy, chương trình giáo dục thường xuyên gồm có 4 chương trình cụ thể như sau:

    - Chương trình xóa mù chữ;

    - Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

    - Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;

    - Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

    Nhiệm vụ chung trong giáo dục thường xuyên năm học 2024-2025 là gì?

    Căn cứ theo Mục 1 Công văn 3933/BGDĐT-GDTX năm 2024 thì 8 nhiệm vụ chung trong giáo dục thường xuyên năm học 2024-2025 gồm:

    (1) Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xã hội học tập.

    (2) Tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và thực hiện đa dạng hóa các chương trình giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên.

    (3) Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ. Chú trọng xóa mù chữ tại những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nơi có tỷ lệ người mù chữ cao.

    (4) Huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên tại các địa phương. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên.

    (5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, quản trị cơ sở và trong các hoạt động giáo dục thường xuyên.

    (6) Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về giáo dục thường xuyên.

    (7) Đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

    (8) Đẩy mạnh các phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng. Tích cực tham gia xây dựng chính sách về giáo dục thường xuyên.

    Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục thường xuyên năm học 2024-2025 gồm những nội dung nào?

    Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục II Công văn 3933/BGDĐT-GDTX năm 2024 triển khai thực hiện nhiệm vụ chung năm học 2024-2025 đối với giáo dục thường xuyên như sau:

    (1) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục thường xuyên và công tác quản trị cơ sở giáo dục thường xuyên;

    Kịp thời kiến nghị với địa phương, cơ sở trong việc đảm bảo chất lượng và tăng trách nhiệm giải trình xã hội của các cơ sở giáo dục thường xuyên gắn với hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, giải trình của các đơn vị gắn với trách nhiệm của người đứng đầu tại các cơ sở giáo dục thường xuyên;

    Tăng cường kiểm tra rà soát việc thực hiện quy chế của trung tâm; chỉ đạo, quản lý các khoản thu, chi theo quy định;

    Các điều kiện đảm bảo chất lượng các chương trình giáo dục thường xuyên. Rà soát, trang bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu để người dân nhận diện rõ nét trụ sở của trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn các xã (phòng làm việc, biển hiệu trung tâm, trang thiết bị, máy tính làm việc...).

    Chú ý đến chất lượng của đội ngũ giáo viên, giáo viên là người nước ngoài dạy học tại các trung tâm này.

    (2) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập của các địa phương trong tỉnh (kiểm tra chuyên đề hoặc thông qua các cuộc kiểm tra chuyên môn);

    Kiểm tra, đánh giá việc triển khai Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời , Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với việc khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở các cơ sở giáo dục.

    Tập huấn phương pháp, kỹ năng triển khai Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời , Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đặc biệt ở vùng khó khăn, lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương để thúc đẩy hoạt động phát triển văn hóa đọc góp phần chấn hưng văn hóa Việt Nam và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững.

    (3) Kịp thời khắc phục/chỉ đạo khắc phục những hạn chế, thiếu sót (nếu có) trong các thông báo kết quả kiểm tra của các cấp quản lý.

    saved-content
    unsaved-content
    59