Loading

13:55 - 25/09/2024

Luật Đất đai 2013 còn hiệu lực không?

Luật Đất đai 2013 còn hiệu lực không? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai?

Nội dung chính


    Luật Đất đai 2013 còn hiệu lực không?

    Tại Dự thảo Luật Đất đai 2024 (dự thảo trình Quốc hội ngày 18/01/2024) có quy định về hiệu lực thi hành như sau:

    Hiệu lực thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    2. Điều 190 và Điều 248 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

    3. Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.

    Khoản 9 Điều 60 của Luật này có hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết số 61/2022/QH15 hết hiệu lực thi hành.

    4. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 (sau đây gọi là Luật số 45/2013/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

    Mặt khác, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khóa 15 đã thông qua Luật Đất đai 2024 dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    Do đó, tại thời điểm hiện nay, Luật Đất đai 2013 vẫn còn có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2024. Từ ngày 01/01/2025 sẽ áp dụng Luật Đất đai 2024. Riêng Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

    Lưu ý: Nội dung trên được viết trên tinh thần Dự thảo Luật Đất đai 2024 (dự thảo trình Quốc hội ngày 18/01/2024). Hiện nay, văn bản chính thức Luật Đất đai 2024 chưa được công bố.

    Luật Đất đai 2013 còn hiệu lực không? (Hình từ Internet)

    Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai hiện nay?

    Tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 có quy định hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai như sau:

    - Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

    - Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

    - Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

    - Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

    - Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai 2013.

    - Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

    - Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

    - Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Có mấy loại nhóm đất theo Luật Đất đai 2013?

    Tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 có quy định về phân loại đất như sau:

    Phân loại đất

    Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

    1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

    a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

    b) Đất trồng cây lâu năm;

    c) Đất rừng sản xuất;

    d) Đất rừng phòng hộ;

    đ) Đất rừng đặc dụng;

    e) Đất nuôi trồng thủy sản;

    g) Đất làm muối;

    h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

    2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

    a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

    g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

    h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

    i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

    k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

    3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

    Như vậy, theo Luật Đất đai 2013, dựa vào mục đích sử dụng, đất đai được chia làm 03 loại như sau:

    - Nhóm đất nông nghiệp;

    - Nhóm đất phi nông nghiệp;

    - Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    1