Loading

14:59 - 18/12/2024

Lưu ý về hồ sơ nhận việc khi trúng tuyển kì thi công chức: Hồ sơ công chức sử dụng phiếu lý lịch tư pháp nào?

Tôi tham gia kỳ thi tuyển dụng công chức, cho hỏi trong trường hợp trúng tuyển thì tôi phải chuẩn bị những hồ sơ gì để nộp, Phiếu lý lịch tư pháp tôi sử dụng là phiếu số mấy, do ai cấp ạ?

Nội dung chính


    Thi tuyển công chức trúng tuyển thì nên chuẩn bị hồ sơ gồm những gì để nhận việc?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ tuyển dụng công chức như sau:

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng. Hồ sơ tuyển dụng bao gồm:

    + Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);

    + Trường hợp người trúng tuyển có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

    + Trường hợp người trúng tuyển được miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

    + Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    Trong trường hợp thi tuyển công chức trúng tuyển thì nên chuẩn bị hồ sơ gồm những gì để nhận việc? Hồ sồ công chức thì sử dụng phiếu lý lịch tư pháp nào?

    Lưu ý về hồ sơ nhận việc khi trúng tuyển kì thi công chức: Hồ sơ công chức sử dụng phiếu lý lịch tư pháp nào?

    Hồ sơ nhận việc của công chức sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp số mấy?

    Căn cứ theo Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

    "Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp
    1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
    a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
    b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình."
    Căn cứ theo Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
    "Điều 7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
    1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
    2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
    3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã."

    Như vậy, đối với hồ sơ nhận việc của công chức sẽ sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

    Nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau:

    - Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

    - Tình trạng án tích:

    + Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

    + Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

    + Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

    - Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

    + Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

    + Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

    - Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

    Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

    "Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
    1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
    a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
    b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
    2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
    a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
    b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
    c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
    3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
    Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp."

    Như vậy, Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc trường hợp hồ sơ nhận việc của công chức.

    saved-content
    unsaved-content
    44