Loading

09:04 - 19/12/2024

Mã giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch thuế điện tử là gì?

Hiểu như thế nào về mã giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch thuế điện tử?

Nội dung chính


    Mã giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch thuế điện tử là gì?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có định nghĩa “Mã giao dịch điện tử” là một dãy các ký tự được tạo theo một nguyên tắc thống nhất, có tính duy nhất theo từng chứng từ điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    Như vậy, đối chiếu quy định mã giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch thuế điện tử hiểu đơn giản là một dãy các ký tự theo nguyên tắc được ghi trên chứng từ điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (đảm bảo tính duy nhất tức 1 mã giao dịch là duy nhất đối với 1 giao dịch).

    Mã giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch thuế điện tử là gì?

    Mã giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch thuế điện tử là gì? (Hình từ Internet)

    Mã giao dịch điện tử có dùng để tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử được không?

    Căn cứ theo Điều 34 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:

    Tra cứu thông tin của người nộp thuế:
    1. Người nộp thuế sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu, xem, in toàn bộ thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo, quyết định, văn bản đã nhận/gửi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; tra cứu nghĩa vụ kê khai, tra cứu thông tin nghĩa vụ theo hồ sơ, chứng từ, quyết định; tra cứu số thuế còn phải nộp. Các thông tin của các thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có giá trị xác nhận như văn bản bằng giấy của cơ quan thuế.
    Người nộp thuế có thể tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử, riêng chứng từ nộp NSNN thì tra cứu theo “số tham chiếu”.
    2. Người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử, sử dụng mã giao dịch điện tử được cấp theo từng lần để tra cứu thông tin đã giao dịch với cơ quan thuế.
    3. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thông báo trên tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế do Tổng cục Thuế cấp về tình hình xử lý các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, miễn, giảm/xóa nợ, được hoàn, còn được hoàn phát sinh trong tháng trước và các khoản còn phải nộp, nộp thừa đến thời điểm cuối tháng trước đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

    Như vậy, mã giao dịch điện tử hoàn toàn có thể dùng để tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử.

    7 nguyên tắc thực hiện giao dịch thuế điện tử như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:

    Nguyên tắc 1. Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử phải có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet, có địa chỉ thư điện tử, có chữ ký số theo quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2021/TT-BTC hoặc có số điện thoại di động được một công ty viễn thông ở Việt Nam cấp (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế trừ trường hợp người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

    Nguyên tắc 2. Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:

    - Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    - Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    - Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    - Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    - Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.

    Nguyên tắc 3. Đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử

    - Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư 19/2021/TT-BTC.

    - Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản hệ thống.

    - Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Điều 42 Thông tư 19/2021/TT-BTC.

    Trong cùng một khoảng thời gian, người nộp thuế chỉ được lựa chọn đăng ký, thực hiện một trong các thủ tục hành chính thuế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 19/2021/TT-BTC qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính hoặc một Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (trừ trường hợp nêu tại Điều 9 Thông tư 19/2021/TT-BTC).

    - Người nộp thuế lựa chọn hình thức nộp thuế điện tử thông qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

    - Người nộp thuế đã thực hiện đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử thì phải thực hiện các giao dịch với cơ quan thuế theo phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 19/2021/TT-BTC bằng phương thức điện tử, trừ các trường hợp quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2021/TT-BTC.

    Nguyên tắc 4. Thay đổi sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử

    - Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC được thực hiện giao dịch thuế điện tử theo phương thức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC mà không phải thực hiện đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC.

    - Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC khi thay đổi phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì phải thực hiện đăng ký ngừng sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC và đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC.

    - Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm c, đ khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC khi thay đổi phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì thực hiện đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.

    Nguyên tắc 5. Người nộp thuế lập và gửi hồ sơ thuế điện tử, chứng từ nộp NSNN điện tử theo một trong các phương thức sau:

    - Lập hồ sơ thuế điện tử, chứng từ nộp NSNN điện tử trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN:

    + Người nộp thuế truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/Cổng thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN; thực hiện lập hồ sơ thuế điện tử, chứng từ nộp NSNN điện tử trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế đã lựa chọn, ký điện tử và gửi cho cơ quan thuế.

    + Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN có trách nhiệm chuyển hồ sơ thuế điện tử, chứng từ nộp NSNN điện tử của người nộp thuế đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Thông tư 19/2021/TT-BTC.

    - Riêng hồ sơ khai thuế, người nộp thuế được lựa chọn thêm phương thức lập hồ sơ khai thuế bằng phần mềm, công cụ hỗ trợ kê khai do cơ quan thuế cung cấp hoặc của người nộp thuế đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế; sau đó truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn, ký điện tử và gửi hồ sơ khai thuế điện tử đến cơ quan thuế.

    - Riêng nộp thuế điện tử thông qua dịch vụ thanh toán điện tử của -ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, người nộp thuế truy cập vào Cổng trao đổi thông tin của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và thực hiện lập chứng từ nộp NSNN theo hướng dẫn của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện chuyển thông tin nộp thuế điện tử của người nộp thuế đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo quy định tại Điều 21 Thông tư 19/2021/TT-BTC.

    Nguyên tắc 6. Người nộp thuế thực hiện tiếp nhận các thông báo và kết quả giải quyết hồ sơ thuế điện tử từ cơ quan thuế bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn khi lập và gửi hồ sơ thuế điện tử theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC; thường xuyên kiểm tra thư điện tử, tin nhắn qua số điện thoại đã đăng ký với cơ quan thuế, đăng nhập tài khoản giao dịch thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu, xem, in quyết định, thông báo, văn bản cơ quan thuế đã gửi cho người nộp thuế, phản hồi và chấp hành nội dung, yêu cầu tại các quyết định, thông báo, văn bản của cơ quan thuế gửi bằng phương thức điện tử như đối với quyết định, thông báo, văn bản bằng giấy của cơ quan thuế.

    Người nộp thuế tự chịu trách nhiệm nếu không kiểm tra, không đọc thông báo, văn bản của cơ quan thuế tại tài khoản giao dịch thuế điện tử và qua địa chỉ thư điện tử, qua tin nhắn điện thoại kể cả trong trường hợp người nộp thuế không truy cập được Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế do lỗi kỹ thuật thuộc về hệ thống hạ tầng, thiết bị của người nộp thuế hoặc do địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế không chính xác.

    Nguyên tắc 7. Người nộp thuế, cơ quan thuế, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đã hoàn thành việc thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Thông tư này thì không phải thực hiện các phương thức giao dịch khác và được công nhận đã hoàn thành thủ tục thuế tương ứng theo quy định của Luật Quản lý thuế.

    saved-content
    unsaved-content
    211