Loading

09:47 - 18/12/2024

Mục đích của việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?

Mục đích của việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?

Nội dung chính

    Mục đích của việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?

    Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

    - Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.

    - Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    - Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    Mục đích của việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?

    Mục đích của việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?

    Quyết định kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải có những nội dung nào?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 19/2020/NĐ-CP về nội dung này như sau:

    Ban hành quyết định kiểm tra
    1. Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra và các căn cứ kiểm tra quy định tại Điều 5 Nghị định này, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xây dựng quyết định kiểm tra trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, ban hành quyết định kiểm tra.
    2. Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
    a) Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;
    b) Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;
    c) Đối tượng được kiểm tra;
    d) Địa điểm kiểm tra;
    đ) Nội dung kiểm tra;
    e) Thời hạn kiểm tra;
    g) Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn, phó trưởng đoàn và các thành viên; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra;
    h) Quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra;
    i) Kinh phí thực hiện kiểm tra;
    k) Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.

    Theo đó, quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

    - Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;

    - Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;

    - Đối tượng được kiểm tra;

    - Địa điểm kiểm tra;

    - Nội dung kiểm tra;

    - Thời hạn kiểm tra;

    - Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn, phó trưởng đoàn và các thành viên; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra;

    - Quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra;

    - Kinh phí thực hiện kiểm tra;

    - Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.

    Biên bản kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải có nội dung gì?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:

    Tiến hành kiểm tra
    1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ, trường hợp cần thiết có thể kiểm tra thực tế, xác minh các thông tin, tài liệu; kết quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra.
    2. Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và ký xác nhận thông qua biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm tra.
    Biên bản kiểm tra phải có các nội dung cơ bản như sau:
    a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
    b) Họ và tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;
    c) Họ và tên cá nhân được kiểm tra; họ và tên, chức vụ của đại diện tổ chức được kiểm tra;
    d) Nội dung kiểm tra;
    đ) Thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
    e) Ý kiến của đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
    g) Nhận xét, đánh giá của đoàn kiểm tra;
    h) Chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản và cá nhân hoặc đại diện tổ chức được kiểm tra. Trường hợp biên bản có nhiều trang, kể cả phụ lục, bảng kê kèm theo biên bản thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang của biên bản, phụ lục và bảng kê kèm theo hoặc đóng dấu giáp lai.

    Như vậy, biên bản kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải có nội dung sau:

    - Ngày, tháng, năm lập biên bản;

    - Họ và tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;

    - Họ và tên cá nhân được kiểm tra; họ và tên, chức vụ của đại diện tổ chức được kiểm tra;

    - Nội dung kiểm tra;

    - Thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;

    - Ý kiến của đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan;

    - Nhận xét, đánh giá của đoàn kiểm tra;

    - Chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản và cá nhân hoặc đại diện tổ chức được kiểm tra.

    Trường hợp biên bản có nhiều trang, kể cả phụ lục, bảng kê kèm theo biên bản thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang của biên bản, phụ lục và bảng kê kèm theo hoặc đóng dấu giáp lai.

    saved-content
    unsaved-content
    88