Loading

12:06 - 18/12/2024

Mức đóng đảng phí được quy định như thế nào? Sử dụng Đảng phí được trích để lại ở các cấp ra sao?

Mức đóng đảng phí được quy định như thế nào? Sử dụng Đảng phí được trích để lại ở các cấp ra sao?

Nội dung chính

    Mức đóng đảng phí được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Mục 1 Phần I Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011, được sửa đổi bởi điểm 1 Công văn 1266-CV/VPTW/nb năm 2012 quy định như sau:

    Đảng viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền), các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công” thu nhập tính đóng đảng phí của đảng viên bao gồm:

    - Tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm do thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CPThông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTC-BNV.

    - Các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề được tính đóng bảo hiểm xã hội.

    - Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hàng tháng bằng 1% tiền công được hưởng.

    - Các khoản phụ cấp không tính thu nhập đóng đảng phí, như: phụ cấp thu hút, ưu đãi, phụ cấp nghề không tính đóng bảo hiểm xã hội.

    Mức đóng đảng phí được quy định như thế nào? Sử dụng Đảng phí được trích để lại ở các cấp ra sao?

    Mức đóng đảng phí được quy định như thế nào? Sử dụng Đảng phí được trích để lại ở các cấp ra sao?

    Sử dụng Đảng phí được trích để lại ở các cấp ra sao?

    Căn cứ theo khoản 2.1 Mục 2 Phần II Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 quy định Đảng phí được trích để lại ở các cấp được sử dụng như sau:

    - Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận, số đảng phí được trích lại chi phục vụ cho hoạt động công tác đảng.

    - Các tổ chức cơ sở đảng; tổ chức cấp trên cơ sở đảng không là đơn vị dự toán, số đảng phí trích giữ lại không tính vào định mức chi thường xuyên mà được bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức đảng.

    - Các đảng uỷ khối trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ; các đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương, số đảng phí trích để lại được bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức đảng.

    - Các huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ trực thuộc tỉnh; tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương; Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương và cơ quan tài chính đảng ở Trung ương, số thu đảng phí được trích giữ lại không tính vào định mức kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mà được lập quỹ dự trữ của Đảng ở cấp đó. Quỹ dự trữ được dùng bổ sung chi hoạt động của cấp uỷ, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng trực thuộc có khó khăn; cấp uỷ đảng quyết định việc chi tiêu từ quỹ dự trữ.

    Thu nhập đóng đảng phí đối với đảng viên làm việc trong doanh nghiệp được quy định như thế nào?

    Căn cứ tiểu mục 3 Mục I Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định như sau:

    - Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
    Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
    ...
    3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.

    Cụ thể, về thu nhập đóng đảng phí đối với đảng viên trong doanh nghiệp được hướng dẫn tại Mục 3 Phần I Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 và được bổ sung bởi Mục 2, Mục 3 Công văn 1266CV/VPTW/nb năm 2012 như sau:

    - ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC ĐÓNG ĐẢNG PHÍ CỦA ĐẢNG VIÊN
    ...
    3.1. Đảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế (sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, báo chí...), mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (bao gồm cả tiền lương tăng thêm), phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công”; thu nhập tính đóng đảng phí bao gồm:
    - Tiền lương theo ngạch bậc; tiền lương tăng thêm (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền quyết định và phê duyệt.
    - Các khoản thu nhập tăng thêm khác được chi từ quỹ tiền lương của đơn vị.
    - Các khoản phụ cấp được tính đóng bảo hiểm xã hội.
    - Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng.
    3.2. Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị” được hướng dẫn như sau:
    - Các khoản thu nhập từ quỹ tiền lương của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm, các khoản tiền lương tăng thêm từ kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
    - Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng

    Theo đó, tiền lương tăng thêm tính theo năng suất làm việc là khoản tiền trả không cố định trong tháng (tùy theo năng suất làm việc mỗi tháng).

    Do đó, không tính đóng BHXH đối với khoản tiền này, cũng không tính vào thu nhập để đóng đảng phí.

    saved-content
    unsaved-content
    88