Loading

10:34 - 04/10/2024

Ngăn chặn, xử lý hậu quả sự cố an toàn thông tin mạng được pháp luật quy định như thế nào?

Pháp luật hiện hành quy định về ngăn chặn, xử lý hậu quả sự cố an toàn thông tin mạng như thế nào? Văn bản pháp luật nào của Việt Nam quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Ngăn chặn, xử lý hậu quả sự cố an toàn thông tin mạng được pháp luật quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điểm g Khoản 5 Điều 4 Quyết định 05/2017/QĐ-TTg quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì:

    e) Khắc phục sự cố, gỡ bỏ mã độc
    Đơn vị chủ trì: Chủ quản hệ thống thông tin.
    Đơn vị phối hợp: Cơ quan điều phối quốc gia, các đơn vị khác thuộc Bộ phận tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp.
    Nội dung thực hiện:
    - Sao lưu hệ thống trước và sau khi xử lý sự cố;
    - Tiêu diệt các mã độc, phần mềm độc hại;
    - Khôi phục hệ thống, dữ liệu và kết nối;
    - Cấu hình hệ thống an toàn;
    - Kiểm tra thử toàn bộ hệ thống sau khi khắc phục sự cố;
    - Khắc phục các điểm yếu an toàn thông tin;
    - Bổ sung các thiết bị, phần cứng, phần mềm bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống;
    - Triển khai theo dõi, giám sát, ngăn chặn khả năng lặp lại sự cố hoặc xảy ra các sự cố tương tự.
    g) Ngăn chặn, xử lý hậu quả
    Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm xử lý các hậu quả do sự cố hệ thống thông tin của mình gây ra ảnh hưởng đến người dân, cơ quan, tổ chức khác.
    Các đơn vị thuộc thành phần tham gia tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp, dựa trên các kết quả phân tích, điều tra, sử dụng các nguồn lực, phương tiện và nghiệp vụ của mình để tiến hành ngăn chặn các hành vi gây ra sự cố và hỗ trợ xử lý hậu quả.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ngăn chặn, xử lý hậu quả sự cố an toàn thông tin mạng. Bạn nên tham khảo chi tiết Quyết định 05/2017/QĐ-TTg để nắm rõ quy định này.

    saved-content
    unsaved-content
    25