Loading

11:50 - 24/09/2024

Nghị định 59 sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Nghị định 59 sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã sửa đổi, bổ sung những nội dung gì?

Nội dung chính


    Ban hành Nghị định 59 sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

    Ngày 25/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP.

    Một số nội dung sửa đổi của Nghị định 59/2024/NĐ-CP như:

    - Sửa đổi nội dung giải thích từ ngữ tại khoản 1. khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP)

    + Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định.

    + Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách.

    - Sửa đổi quy định về đánh giá tác động của chính sách (tại Điều 6 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP)

    - Sửa đổi quy định về xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách tại Điều 7 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP)

    Ngoài ra, Nghị định 59/2024/NĐ-CP còn sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng khác.

    Nghị định 59/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.

    Ban hành Nghị định 59 sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)

    Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm các văn bản nào?

    Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:

    [1] Hiến pháp

    [2] Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội

    [3] Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    [4] Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    [5] Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    [6] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    [7] Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    [8] Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

    [9] Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    [10] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    [11] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    [12] Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    [13] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

    [14] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    [15] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn

    [16] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Quốc hội ban hành Nghị quyết nhằm quy định những nội dung gì?

    Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 việc Quốc hội ban hành Nghị quyết nhằm quy định những nội dung sau:

    - Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

    - Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;

    - Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

    - Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;

    - Đại xá;

    - Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

     

    saved-content
    unsaved-content
    28