Loading

16:44 - 28/11/2024

Người khuyết tật được chia thành những mức độ nào?

Người khuyết tật được chia thành những mức độ nào? Người khuyết tật được đảm bảo dạy nghề như thế nào? Quy định về tạo việc làm cho người khuyết tật như thế nào?


Nội dung chính

    Người khuyết tật được chia thành những mức độ nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về mức độ khuyết tật như sau:

    Dạng tật và mức độ khuyết tật
    1. Dạng tật bao gồm:
    a) Khuyết tật vận động;
    b) Khuyết tật nghe, nói;
    c) Khuyết tật nhìn;
    d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
    đ) Khuyết tật trí tuệ;
    e) Khuyết tật khác.
    2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
    a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
    b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
    c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
    3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.

    Như vậy, theo quy định trên thì có 3 mức độ khuyết tật bao gồm:

    - Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

    - Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

    - Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại 2 mức độ trên.

    Người khuyết tật được chia thành những mức độ nào?

    Người khuyết tật được chia thành những mức độ nào? (Hình từ internet)

    Người khuyết tật được đảm bảo dạy nghề như thế nào?

    Căn cứ Điều 32 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về dạy nghề cho người khuyết tật như sau:

    - Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.

    - Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.

    - Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

    - Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

    Quy định về tạo việc làm cho người khuyết tật như thế nào?

    Căn cứ Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về tạo việc làm cho người khuyết tật như sau:

    - Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.

    - Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.

    - Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.

    - Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.

    - Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.

    - Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.

    Kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa do nhà nước cấp cho cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm những gì?

    Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa do nhà nước cấp cho cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:

    - Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng

    - Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày

    - Mua thẻ bảo hiểm y tế

    - Mua thuốc chữa bệnh thông thường

    - Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng

    - Mai táng khi chết

    - Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.

    saved-content
    unsaved-content
    77