Loading

15:32 - 13/11/2024

Người làm chứng có thể từ chối khai báo tại phiên tòa dân sự không?

Người làm chứng có thể từ chối khai báo tại phiên tòa dân sự không? Trong phiên tòa dân sự người phiên dịch có các quyền và nghĩa vụ gì? 

Nội dung chính

    Người làm chứng có thể từ chối khai báo tại phiên tòa dân sự không?

    Tại Điều 78 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của người làm chứng, cụ thể như sau:

    1. Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.

    2. Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.

    3. Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.

    4. Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.

    5. Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.

    6. Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.

    7. Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.

    8. Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

    9. Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

    Theo đó, người làm chứng được phép từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.

    Với trường hợp này của bạn thì bạn được mời làm chứng về quy trình sản xuất của công ty A và đây có thể được xem là bí mật kinh doanh nên bạn có quyền từ chối khai báo tại phiên tòa dân sự. 

    Trong phiên tòa dân sự người phiên dịch có các quyền và nghĩa vụ gì? 

    Theo Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch, theo đó: 

    1. Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:

    a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;

    b) Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;

    c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;

    d) Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;

    đ) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;

    e) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

    2. Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

    a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật này;

    b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;

    c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

    Như vậy, trong phiên tòa dân sự khi có người phiên dịch thì người phiên dịch sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định nêu trên. 

    saved-content
    unsaved-content
    343