Loading

09:35 - 18/12/2024

Người lao động được nghỉ việc riêng tối đa bao nhiêu ngày mà người lao động vẫn được hưởng nguyên lương?

Người lao động được nghỉ việc riêng tối đa bao nhiêu ngày mà người lao động vẫn được hưởng nguyên lương?

Nội dung chính

    Nhân viên được nghỉ việc riêng tối đa bao nhiêu ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương?

    Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

    Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
    1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
    b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
    2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Như vậy, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương tối đa là 03 ngày đối với kết hôn; 01 ngày đối với con đẻ, con nuôi kết hôn và 03 ngày đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.

    Lưu ý: Việc nghỉ việc riêng trên phải thông báo với người sử dụng lao động.

    Người lao động được nghỉ việc riêng tối đa bao nhiêu ngày mà người lao động vẫn được hưởng nguyên lương?

    Người lao động được nghỉ việc riêng tối đa bao nhiêu ngày mà người lao động vẫn được hưởng nguyên lương?

    Không cho người lao động nghỉ việc riêng thì công ty bị phạt bao nhiêu tiền?

    Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

    Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
    b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
    ...

    Tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

    Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
    1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, công ty không cho nhân viên nghỉ việc riêng thì sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    Người lao động nghỉ hằng năm đi bằng đường sắt cả đi và về 02 ngày có được tính thêm 01 lần nghỉ trong năm không?

    Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nghỉ hằng năm như sau:

    Nghỉ hằng năm
    1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
    2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
    5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
    6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và vềtrên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
    7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

    Như vậy, người lao động nghỉ hằng năm đi bằng đường sắt cả đi và về 02 ngày thì không có được tính thêm 01 lần nghỉ trong năm.

    Việc tính thêm 01 lần nghỉ trong năm chỉ được tính khi đi bằng đường sắt cả đi và về trên 02 ngày, tính từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

    saved-content
    unsaved-content
    476