Loading

14:58 - 13/11/2024

Người lao động không đạt doanh số thì doanh nghiệp có được cắt tiền thưởng tết?

Người lao động không đạt doanh số thì doanh nghiệp có được cắt tiền thưởng tết? Tiền thưởng tết của người lao động có được giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế thu nhập cá nhân? Thời gian nghỉ lễ, tết của người lao động được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Người lao động không đạt doanh số thì doanh nghiệp có được cắt tiền thưởng tết?

    Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thưởng như sau:

    1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

    2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

    Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng cho nhân viên vào dịp cuối năm (thưởng tết). Quy chế thưởng sẽ do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai. Chính vì vậy, việc thưởng tết của bạn sẽ phụ thuộc vào quy chế của công ty.

    Tiền thưởng tết của người lao động có được giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế thu nhập cá nhân?

    Tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có quy định về giảm trừ gia cảnh như sau:

    1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

    a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

    b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

    Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

    2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

    3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

    a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

    b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

    Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.

    Tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định về thu nhập chịu thuế như sau:

    a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

    b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”

    Theo đó, tiền thưởng tết được xem là khoản thu nhập chịu thuế. Chính vì vậy, tiền thưởng tết vẫn được giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế thu nhập cá nhân.

    Thời gian nghỉ lễ, tết của người lao động được quy định như thế nào?

    Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời gian nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Như vậy, thời gian nghỉ tết của người lao động sẽ được thực hiện theo quy định trên.

    saved-content
    unsaved-content
    113