Loading

08:28 - 07/12/2024

Người sử dụng lao động là tổ chức không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Người lao động nhận trợ cấp mất việc làm khi nào? Người sử dụng lao động là tổ chức không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nội dung chính

    Người lao động nhận trợ cấp mất việc làm khi nào?

    Theo khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được hưởng trợ cấp mất việc làm khi đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

    - Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

    - Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

    - Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

    - Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

    - Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Người sử dụng lao động là tổ chức không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Người sử dụng lao động là tổ chức không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

    Trợ cấp mất việc cho người lao động được tính thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

    Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

    Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

    Người sử dụng lao động là tổ chức không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

    (Hình từ Internet)

    Người sử dụng lao động là tổ chức không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm tiền lương như sau:

    Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
    ...
    2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
    a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
    ...
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả
    a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều này;
    ...

    Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

    Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

    1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    ..

    Như vậy, mức phạt đối với người sử dụng lao động là tổ chức khi không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động là từ 2 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ áp dụng mức hình phạt tương ứng.

    Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ trợ cấp mất việc làm cho người lao động, kèm theo khoản lãi suất đối với số tiền chưa trả.

    Mức lãi suất này được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

    saved-content
    unsaved-content
    62