Loading

22:59 - 30/12/2024

Nguồn vốn thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển hợp tác xã từ nguồn nào?

Nguồn vốn thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển hợp tác xã từ nguồn nào? Tiêu chí thụ hưởng chính sách của Nhà nước về phát triển hợp tác xã được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nguồn vốn thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển hợp tác xã từ nguồn nào?

    Căn cứ Điều 19 Luật Hợp tác xã 2023 quy định nguồn vốn thực hiện chính sách:

    Nguồn vốn thực hiện chính sách
    1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
    2. Nguồn vốn từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
    3. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật.
    4. Nguồn huy động, tài trợ hợp pháp từ cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài.

    Theo đó, nguồn vốn thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển hợp tác xã từ những nguồn sau:

    - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    - Nguồn vốn từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

    - Nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật.

    - Nguồn huy động, tài trợ hợp pháp từ cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài.

    Nguồn vốn thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển hợp tác xã từ nguồn nào?

    Nguồn vốn thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển hợp tác xã từ nguồn nào? (Hình từ Internet)

    Tiêu chí thụ hưởng chính sách của Nhà nước về phát triển hợp tác xã được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 18 Luật Hợp tác xã 2023 và Điều 6 Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định hợp tác xã được xem xét thụ hưởng chính sách khi đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    (1) Không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính do vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2023; không trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    (2) Đáp ứng một trong các tiêu chí sau tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ:

    + Số lượng thành viên tăng trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ;

    + Tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ tăng trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ;

    + Tỷ lệ trích lập quỹ chung không chia cao hơn so với mức tối thiểu quy định tại Điều 84 Luật Hợp tác xã 2023 trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ;

    + Tăng giá trị tài sản chung không chia trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ;

    + Có ít nhất 5% tổng số thành viên, người lao động được tham gia các lớp giáo dục, đào tạo, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn do hợp tác xã tự tổ chức hoặc do các cơ quan, đoàn thể, tổ chức khác tổ chức và đã được cấp chứng nhận tham gia khóa học hoặc có danh sách thành viên, người lao động tham gia khóa học có đóng dấu của hợp tác xã (đối với các khóa học do hợp tác xã tự tổ chức, thì hợp tác xã phải có kế hoạch tổ chức khóa học, nội dung khóa học và danh sách khóa học có chữ ký của người tham gia khóa học) tính đến thời điểm năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ;

    + Đã thành lập không quá 36 tháng tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư tính đến thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ;

    (3) Trường hợp hợp tác xã đăng ký thụ hưởng khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước có giá trị từ 03 tỷ đồng trở lên thì phải có báo cáo tài chính năm trước liền kề đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ.

    Lưu ý: Trường hợp nhiều hợp tác xã cùng đáp ứng quy định trên thì ưu tiên lựa chọn hợp tác xã theo các tiêu chí sau đây:

    + Số lượng thành viên nhiều hơn; số lượng thành viên là người khuyết tật nhiều hơn;

    + Số lượng thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số nhiều hơn;

    + Số lượng thành viên, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều hơn;

    + Có phụ nữ làm quản lý, có nhiều thành viên là nữ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ hơn;

    + Hoạt động tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

    + Tham gia liên kết hình thành chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số vì mục tiêu phát triển bền vững;

    + Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động lợi ích cộng đồng dân cư.

    Thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển hợp tác xã phải tuân thủ nguyên tắc nào?

    Căn cứ Điều 17 Luật Hợp tác xã 2023 quy định thực hiện chính sách của Nhà nước phát triển hợp tác xã phải tuân thủ những nguyên tắc như sau:

    - Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.

    - Triển khai đồng bộ với Chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước ở từng thời kỳ.

    - Trường hợp hợp tác xã đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức khác nhau trong cùng một nội dung chính sách, cùng thời điểm theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì hợp tác xã được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.

    saved-content
    unsaved-content
    43