Loading

11:02 - 09/11/2024

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ như thế nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và an toàn kỹ thuật công nghiệp là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thương mại và thị trường trong nước ra sao? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về an toàn thực phẩm và xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là gì?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ như thế nào?

    Khoản 9 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ như sau:

    9. Về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ:

    a) Quản lý và phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sinh học, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử (trừ công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ số) và công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin) theo quy định của pháp luật;

    b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

    c) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp theo quy định.

    (Hình ảnh minh họa)

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và an toàn kỹ thuật công nghiệp là gì?

    Khoản 10 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sau:

    10. Về khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

    a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khuyến công, quản lý kinh phí khuyến công quốc gia;

    b) Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;

    c) Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển cụm công nghiệp, phối hợp xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp; xây dựng chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;

    d) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

    Khoản 11 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về an toàn kỹ thuật công nghiệp như sau:

    11. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:

    a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao;

    b) Quản lý hoạt động kỹ thuật an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ;

    c) Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, hồ chứa quặng đuôi trong khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp;

    d) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác ứng phó sự cố, ứng cứu khẩn cấp, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc trách nhiệm của bộ;

    đ) Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thương mại và thị trường trong nước ra sao?

    Khoản 12 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong ngành Công Thương như sau:

    12. Về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong ngành Công Thương:

    a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao;

    b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương phát triển ngành công nghiệp môi trường;

    c) Thực hiện các hoạt động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Khoản 13 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về thương mại và thị trường trong nước như sau:

    13. Về thương mại và thị trường trong nước:

    a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước; phát triển thương mại và bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc theo quy định của pháp luật; về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành điều tiết phân phối, lưu thông hàng hóa;

    c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và phát triển dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật;

    d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan điều hành giá đối với một số mặt hàng theo quy định của pháp luật;

    đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính sách phát triển hạ tầng thương mại (bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm đấu giá hàng hóa, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, cửa hàng bán lẻ) theo quy định của pháp luật;

    e) Quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về an toàn thực phẩm và xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là gì?

    Khoản 14 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về an toàn thực phẩm như sau:

    14. Về an toàn thực phẩm:

    a) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;

    b) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

    c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên (trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản);

    d) Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

    Khoản 15 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa như sau:

    15. Về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:

    a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;

    b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hóa;

    c) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    123