Loading

19:11 - 16/09/2024

Những dự án luật nào sẽ được xem xét thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15? Đại biểu Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường khi nào?

Những dự án luật sẽ được xem xét thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15? Đại biểu Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường khi nào?

Nội dung chính

    Những dự án luật nào được xem xét thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15?

    Sáng 15/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

    Tại phiên khai mạc có sự góp mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư - Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội.

    Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

    Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 nội dung:

    (1) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);

    (2) Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi);

    (3) Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (theo trình tự, thủ tục rút gọn);

    (4) Về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

    Những dự án luật nào sẽ được xem xét thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15? Đại biểu Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường khi nào? (Hình từ Internet)

    Đại biểu Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường khi nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 quy định đại biểu Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường trong các trường hợp sau:

    - Đại biểu Quốc hội gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp các yêu cầu của đại biểu Quốc hội trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp gần nhất trước đó đến trước 08 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo;

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, triệu tập kỳ họp bất thường khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu về cùng nội dung.

    Đại biểu Quốc hội sẽ được hưởng quyền miễn trừ nào?

    Theo Điều 37 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội:

    Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội
    1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
    Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
    2. Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.

    Theo đó, về quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội như sau:

    - Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

    - Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.

    saved-content
    unsaved-content
    15