Loading

10:39 - 18/12/2024

Những tuổi nào gặp hạn tam tai năm 2025 Ất tỵ? Tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Những tuổi nào gặp hạn tam tai năm 2025 Ất tỵ? Tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Nội dung chính

    Những tuổi nào gặp hạn tam tai năm 2025 Ất tỵ? Cúng sao giải hạn 2025 có phải mê tín không?

    Tam Tai được hiểu là tai họa kéo dài ba năm liên tiếp (tam là ba, tai là tai họa). Vòng xoay của Tam Tai là 12 năm theo chu kỳ 12 con giáp. Với mỗi con giáp, cứ sau 12 năm sẽ có 3 năm gặp hạn Tam Tai.

    - Năm Tam Tai đầu tiên là Hỏa Tai. Trong năm này, bản mệnh được khuyên không nên khởi sự làm các việc lớn như xây nhà, cưới hỏi, đầu tư làm ăn lớn... Người xưa cho rằng trong năm đầu của hạn Tam Tai, bắt đầu một việc quan trọng thì dễ gặp thất bại, thua lỗ.

    - Năm Tam Tai thứ hai là Thủy Tai. Trong năm này, nếu đột ngột dừng việc đang làm thì sau đó khó có thể quay lại để hoàn thành.

    - Năm Tam Tai thứ ba là Phong Tai. Đây là năm hạn nhẹ nhất trong ba năm Tam Tai. Trong thời gian này, tài lộc của bản mệnh sẽ bắt đầu khởi sắc trở lại, cơ hội thăng tiến xuất hiện, vận may đến nhiều hơn.

    Một số vận hạn xấu dễ gặp trong năm Tam Tai gồm gặp nhiều thị phi; ốm vặt, nhiều bệnh tật; bất hòa với mọi người xung quanh; làm ăn lụi bại, kinh doanh thua lỗ; công việc không ổn định; gia đình ly tán; tai nạn giao thông...

    *Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo

    Dựa theo quy luật, 12 năm chúng ta sẽ trải qua một lần tam tai trong 3 năm. Từ đó dễ dàng tính được một người sẽ gặp tam tai vào các năm 10, 11, 12 tuổi, và lần tiếp theo sẽ vào năm 22, 23, 24 tuổi,… Theo người xưa, tính tam tai dựa trên nhóm tuổi tam hợp với nhau do quan niệm tam hợp hóa tam tai.

    Theo đó, nhóm tuổi tam hợp sẽ cùng gặp phải hạn tam tai, cụ thể:

    - Người tuổi Tý, Thìn, Thân sẽ gặp tam tai vào 3 năm liên tiếp nhau là Dần, Mão, Thìn.

    - Người tuổi Mão, Mùi, Hợi sẽ gặp tam tai liên tiếp vào 3 năm là Tỵ Ngọ, Mùi.

    - Người tuổi Ngọ, Tuất, Dần sẽ đối diện với tam tai vào 3 năm liên tiếp là Thân, Dậu, Tuất.

    - Người tuổi Sửu, Tỵ, Dần gặp tam tai vào 3 năm liên tiếp nhau là Tý, Sửu, Hợi.

    Như vậy, các tuổi Hợi - Mão - Mùi sẽ bước vào năm đầu tiên của hạn Tam Tai (năm 2025). Cụ thể:

    - Tuổi Hợi: 1959 (Kỷ Hợi), 1971 (Tân Hợi), 1983 (Quý Hợi), 1995 (Ất Hợi), 2007 (Đinh Hợi), 2019 (Kỷ Hợi);

    - Tuổi Mùi: 1955 (Ất Mùi), 1967 (Đinh Mùi), 1979 (Kỷ Mùi), 1991 (Tân Mùi), 2003 (Quý Mùi), 2015 (Ất Mùi);

    - Tuổi Mão: 1951 (Tân Mão), 1963 (Quý Mão), 1975 (Ất Mão), 1987 (Đinh Mão), 1999 (Kỷ Mão), 2011 (Tân Mão), 2023 (Quý Mão).

    Những tuổi nào gặp hạn tam tai năm 2025 Ất tỵ? Tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)

    Tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền thì bị phạt bao nhiêu tiền?

    Lợi dụng việc cúng sao giải hạn để trục lợi như để lấy tiền từ những người cần giải hạn được xem là hành vi mê tín dị đoan. Người cúng sao giải hạn trước mắt bị mất một khoản tiền để nhận lại một đều "mơ hồ".

    Tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền (tổ chức hoạt động mê tín dị đoan) thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:

    Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
    6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
    b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
    c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
    d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

    Theo đó tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:

    Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

    Như vậy, theo quy định trên thì hành vi tổ chức lễ cúng sao giải hạn đầu năm với mục đích kiếm tiền thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (đối với tổ chức).

    Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?

    Chi tiết các mức xử phạt cho hành vi mê tín dị đoan như sau:

    Xử phạt vi phạm hành chính:

    Mê tín dị đoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Cụ thể: sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:

    - Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;

    - Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;

    - Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;

    - Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.

    Ngoài ra, theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:

    Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

    Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên).

    Truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Cụ thể, tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sau:

    Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    - Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Làm chết người;

    + Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

    saved-content
    unsaved-content
    4388