Loading

18:29 - 10/12/2024

Nội dung quản lý nhà nước trong khám chữa bệnh gồm những gì?

Nội dung quản lý nhà nước trong khám chữa bệnh gồm những gì? Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám chữa bệnh được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nội dung quản lý nhà nước trong khám chữa bệnh gồm những gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nội dung quản lý nhà nước trong khám chữa bệnh bao gồm:

    - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh.

    - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch về khám bệnh, chữa bệnh..

    - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

    - Quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh.

    - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    - Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    - Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề.

    - Tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh.

    - Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

    - Quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này và pháp luật về giá.

    - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.

    - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    Nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh gồm những gì?

    Nội dung quản lý nhà nước trong khám chữa bệnh gồm những gì? (Hình từ internet)

    Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám chữa bệnh được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về khám chữa bệnh như sau:

    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.

    - Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.

    - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm tổ chức hệ thống và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.

    - Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

    Quy định về trách nhiệm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám chữa bệnh như thế nào?

    Căn cứ Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về trách nhiệm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám chữa bệnh như sau:

    - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật.

    - Tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    - Tham gia các hội đồng chuyên môn, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn kỹ thuật, tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề và giám sát việc hành nghề, cập nhật kiến thức y khoa liên tục khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    - Phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho các hội viên theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, tham gia giám sát, phản biện xã hội về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

    - Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; vận động hội viên, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ quy định của pháp luật.

    - Huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

    - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    saved-content
    unsaved-content
    68